Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.39 KB      Lượt xem: 1418      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

***

MỞ ĐẦU

Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ đã dần dần hai tay dâng đất nước cho thực dân Pháp. Trước thực tế đó, nhân dân ta hết sức căm phẫn, nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân, cứu nước như: Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân khí tính chuyện giải phóng nhưng cũng thất bại. Hay như Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế dũng cảm đứng lên chống Pháp song còn mang nặng tư tưởng phong kiến... Con thuyền cách mạng Việt Nam chưa rõ bến neo đậu. Đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng vừa cạnh tranh, xâu xé thuộc địa vừa hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, lầm than, nhận thấy rõ con đường cứu nước của cha anh là sai lầm, Nguyễn Tất Thành - người con xứ Nghệ có lòng yêu nước nồng nàn đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua ba mươi năm bôn ba, tới gần ba mươi nước quan sát, nghiên cứu thuộc địa và các nước tư bản, Nguyễn Tất Thành trở thành người có hiểu biết phong phú, thực tiễn và thời gian đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG

1.Những giá trị truyền thống dân tộc.

        Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người.

       Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam và đây là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Tất Thành đi vào co đường cách mạng. Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cuội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào Việt Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.

       Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt.

Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, an hem, họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó con người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn.

       Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.

       Dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người Việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.

2.Tinh hoa văn hóa nhân loại.

          Người Việt Nam chủ động mở rộng giao lưu với láng giềng, khu vực và quốc tế nên dễ dàng tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hoá các nước đó.

  1. Những giá trị phương Đông:

  Những ảnh hưởng, tác động của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến tiến trình hình thành, phát triển tưởng Hồ Chí Minh có cả những yếu tố duy tâm, lạc hậu và những yếu tố duy vật, tích cực. Song người đã gạt bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu để tiếp thu và chuyển hóa những yếu tố duy vật, tích cực, phù hợp với điều kiện lịch sử - xã hội, con người và thực tiễn Cách mạng Việt Nam.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi