Ngành điện: Cuộc cải cách lịch sử đang diễn ra và một số công ty lớn sắp IPO Nhu cầu điện tiếp tục gia tăng khi đất nước đang trong quá trình phát triển. Lượng điện tiêu thụ trên đầu người ở Việt Nam vào khoảng 1.104 kWh, chỉ tương đương 1/5 mức trung bình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo của Bộ Công thương (dựa trên giả định tăng trưởng GDP), tiêu thu điện của Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 10,0% mỗi năm đến năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng điện tiêu thụ đã tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2014. Bước 1: Giá điện bán lẻ sẽ tăng do bắt đầu giảm trợ giá thông qua quá trình tự do hóa thị trường. Giá điện bán lẻ ở Việt Nam vẫn đang rẻ hơn xấp xỉ 50% so với giá điện trung bình tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác. Quy hoạch phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII) đang đưa ra lộ trình tăng giá điện lên khoản 8-9 cent Mỹ/kWh vào năm 2020, tương ứng với mức tăng 18,4% trong vòng 5 năm tới. Việc tăng giá bán điện đầu ra là yếu tổ chủ chốt cho phép tăng giá điền đầu vào/giá phát điện, cùng với việc tăng số lượng những doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh (WCM) sẽ giúp lợi nhuận của ngành tăng cao hơn. Bước 2: Quá trình tự do hóa cho thấy một số thành tựu rõ ràng. Thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) đang dần được tư nhân hóa. Mức giá trần trong thị trường CGM đã được điều chỉnh tăng đáng kể 47% trong vòng 3 năm qua. Phần trăm sản lượng điện tham gia thị trường này đã tăng từ mức 5% năm 2012 lên 15% ở thời điểm hiện tại. Quy mô của thị trường CGM dự kiến sẽ mở rộng đạt 70% công suất điện toàn quốc vào cuối năm 2015, so với 42% trong năm 2014. Tự do hóa - những doanh nghiệp hưởng lợi và bất lợi: 1. Các nhà máy thủy điện hiện đang được hưởng lợi nhiều nhất trong CGM. Giá trong thị trường cạnh tranh (CGM) của các nhà máy thủy điện đã tăng xấp xỉ 25% trong giai đoạn 2013 - nửa đầu năm 2014, trong khi giá CGM cho các nhà mày điện khí và điện than chỉ tăng lần lượt 10% và 8% trong cùng giai đoạn. Ngoài ra, giá CGM của một vài nhà máy thủy điện cao hơn gấp đôi so với giá bán điện theo hợp đồng mua bán điện (PPA). Các doanh nghiệp thủy điện đang niêm yết khá nhỏ và thiếu tính thanh khoản, do đó chúng tôi đánh giá cao REE do tham gia đáng kể vào lĩnh vực thủy điện. 2. Các doanh nghiệp phát điện ở miền Nam có lợi thế do mô hình quan hệ cung cầu đơn giản của chúng tôi cho thấy năng lực dự phòng lý thuyết ở miền Nam là thấp nhất (kể cả sau khi tính nguồn điện cung cấp từ đường dây truyền tải) trong khi ở miền Trung là cao nhất. Việc thiếu hụt công suất ở Việt Nam đang giảm trong năm 2015 và 2016 nhưng dự kiến sẽ tăng trở lại thời gian sau đó. Chúng tôi đánh giá cao NT2 khi có tính thanh khoản cao, chất lượng tài sản tốt và sẽ được hưởng lợi từ những diễn biến dài hạn này. 3. Lợi suất cổ tức gộp của ngành điện hiện đang ở mức trung bình 6,3%, sẽ gia tăng khi thị trường được tự do hóa hơn. Một xu hướng khác trong ngành điện để đánh giá những công ty niêm yết tốt là dựa vào khả năng chạy với hiệu suất cao. Bước 3: Một số đợt IPO đáng chú ý đang sắp được thực hiện: IPO của Genco 3 được dự kiến thực hiện vào tháng 3/2016. Genco 3 hiện đang chiếm 12% trong tổng công suất toàn quốc với tổng tài sản 3,7 tỷ USD (thời điểm tháng 3/2014). Công ty này hiện đang được tái cơ cấu để cải thiện lợi nhuận nhằm cổ phần hóa. Genco 1 & 2 và PV Power sẽ thực hiện IPO sau đó.
Báo cáo ngành phát điện Việt Nam năm 2015
Số trang: 54
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.40 MB
Lượt xem: 1330
Lượt tải: 1
Thông tin tài liệu
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
145 0 0 -
134 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
542 3 0 -
278 1 0
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu ôn tập Nguyên lý kế toán
116 0 0 -
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
542 3 0 -
300Hours - Free CFA Level 1 Mock Exam
303 0 0 -
Cẩm nang chinh phục Kiểm toán BIG4 (DELOITTE, PwC, KPMG, ERNST & YOUNG)
310 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P2
181 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P1
261 0 0