Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp (Công thức và giải thích)

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 176.15 KB      Lượt xem: 2574      Lượt tải: 34

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp (Công thức và giải thích)

CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.      Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio):

1.1.   Ý nghĩa:

Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các  khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn một cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.

1.2.   Định nghĩa – cách xác định:

Tỷ số thanh toán hiện hành = TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Nguồn: “CFA Level 1, Book 3:Financial reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

2.      Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio):

2.1.   Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn một sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thạn. ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.

2.2.   Định nghĩa – cách xác định:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + Khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn

Nguồn: “CFA Level 1, Book 3:Financial reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

3.      Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio):

3.1.    Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

3.2.   Định nghĩa - Cách xác định:

Chỉ số thanh toán tiền mặt = Các khoản tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Nguồn: “CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

4.      Thu nhập trên Cổ phần (EPS)

4.1.   Ý nghĩa:

EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty. Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha loãng thường cộng thêm số lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hay trái quyền vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu. Đây cũng là thành phần chính dùng để tính toán chỉ số P/E. Một điểm quan trọng nữa thường bị bỏ qua là việc tính toán lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai công ty có thể có cùng EPS, nhưng một công ty có thể sử dụng vốn ít hơn- tức là công ty đó có hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình để tạo ra lợi nhuận và, nếu những yếu tố khác là tương thì đây là công ty tốt hơn.

4.2.   Định nghĩa - Cách xác định:

EPS = (LNST - Cổ tức của CP ưu đãi)/Số lượng CP lưu hành trong kỳ

Nguồn: “CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

5.      P/E

5.1.   Ý nghĩa:

P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường của là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

5.2.   Định nghĩa - Cách xác định:

P/E = Giá cổ phiếu/EPS

Nguồn: “Fundamentals of Corporate Finance”, Stephen A.Ross, McGraw-Hill Irwin

EPS: Earning Per Share
PE: Price / EPS

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi