I.Khái niệm về công bằng:
Khái niệm về CBXH mang tính chuẩn tắc, và là một chỉ tiêu định tính, nghĩa là tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận và tiêu thức xem xét mà mỗi cá nhân có thể có những quan điểm khác nhau.
Thứ nhất là tiếp cận trên góc độ kinh tế học ( chia sẻ lợi ích hay chi phí giữa các cá nhân). Công bằng ngang được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nhưng người có tình trạng ban đầu như nhau. Theo quan điểm này nếu hai cá nhân có tình trạng ban đầu như nhau (được xét theo một số tiêu thức nào đó như thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc…) thì không được phân biệt đối xử trong việc chia sẻ lợi ích, chi phí. Công bằng dọc là sự đối xử không giống nhau với những người có tình trạng ban đầu khác nhau nhằm khác phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này chúng ta có thể minh họa thực tế như các vùng dân tộc thiểu số cần được ưu tiên chính sách phát triển hơn so với các dân tộc khác để họ có điều kiện vươn lên.
Thứ hai là tiếp cận trên góc độ khoa học về phát triển. Ngân hàng thế giới trong Báo cáo Phát triển năm 2006 đã đưa ra khái niệm công bằng nghĩa là các cá nhân cần có cơ hội như nhau để theo đuổi cuộc sống mà họ đã lựa chọn. Nói khác đi, nếu mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội tham gia quá trình phát triển và được hưởng thành quả tương ứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ thì đó là sự phát triển trong công bằng. Đó là một xã hôi “làm theo năng lực và hưởng theo lao động”.
II. Khái niệm chính sách xã hội
1.Chính sách xã hội
a. Sự ra đời của chính sách xã hội
Một số nhà tưởng kinh tế phương Tây cho rằng:
- Tăng trưởng kinh tế >< công bằng và tiến bộ xã hội
- Kinh tế phát triển cao mới giải quyết được vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội