Chuyên đề - Phân tích tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Số trang: 26
Loại file: doc
Dung lượng: 579.00 KB
Lượt xem: 338
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
Chuyên đề: Phân tích tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp
ở Việt Nam
Những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối thu nhập
1. Khái niệm về thu nhập và phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị
trường
Lý thuyết về thu nhập và phân phối thu nhập đ ã được nhiều nhà kinh tế
khác nhau nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trong hơn 250 qua, từ Adam
Smith (1723-1790) tới Karl Marx (1818 -1883), John Maynard Keynes (1883 -1946) và Pual Antony Samuelson (1915 -). Nhìn một cách tổng quát, lý luận về
phân phối thu nhập có liên quan đến cơ chế vận đ ộng của các chủ thể tham gia
thị trường, đồng thời nó gắn chặt với quan điểm giải quyết vấn đề công bằng xã
hội.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá, mọi hình thái
kinh tế - xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết
định phải sản xuất cái gì?, và sản xuất cho ai ?, trong điều kiện mà các nguồn tài
nguyên bị giới hạn và ngày càng cạn kiệt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
thị trường được xem như một hệ thống thống nh ất của cả quá trình tái sản xuất
xã hội, trong đó sản xuất - kinh doanh được gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy có
thể hiểu: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi phát
sinh và giải quyết các mối quan hệ giữa cung và cầu.
Xét theo mối quan hệ giữa cung và cầu, người ta phân chia thị trường thành hai
loại: Thị trường "đầu vào" và thị trường "đầu ra". Thị trường " đầu vào" diễn ra
các hoạt động mua bán các yếu tố dùng vào quá trình sản xuất như lao động, đất
đai, vốn, công nghệ... Vì đây là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên
gọi là thị trường "đầu vào". Bên cạnh thị trường yếu tố đ ầu vào là thị trường mua
bán những kết quả do quá trình sản xuất tạo ra. Đây là thị trường hàng hoá tiêu
dùng và dịch vụ hay còn gọi là thị trường “ đầu ra”. Hai thị trường này độc lập
với nhau, nhưng chúng lại gắn liền nhau thông qua các chủ thể tham gia thị
trường, đ ó là nhà sản xuất (doanh nghiệp) và người tiêu dùng (hộ gia đình).
Doanh nghiệp (DN) là người sản xuất hàng hoá để bán trên thị trường đầu ra.
Trên thị trường "đầu ra", DN sản xuất là sức cung. Tuy nhiên, để có các yếu tố
sản xuất hàng hoá đầu ra, DN phải mua chúng trên thị trường yếu tố sản xuất -thị trường " đầu vào". Vì vậy trên thị trường này DN là sức cầu. Ngược lại, hộ gi a
đình (hộ tiêu dùng) là người mua hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Vì vậy trên thị
trường "đầu ra", hộ tiêu dùng là sức cầu. Nhưng để có tiền mua hàng tiêu dùng
và dịch vụ, hộ tiêu dùng phải "bán" sức lao động (nếu anh ta là công nhân),
hoặc đất đai (nếu là chủ đất), hoặc vốn (nếu là người sở hữu vốn). Vì vậy
trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình tiêu dùng lại biểu hiện sức cung.
Chính việc đóng các vai trò khác nhau trên thị trường của DN và hộ gia đình như
vậy đã nối liền và khép kín hai loại thị trường, đưa hàng hoá luân chuyển trong
một chu trình vận động khép kín, với sự hỗ trợ của đồng tiền. Cùng với sự luân
chuyển của hàng hoá, đồng tiền đi từ tay hộ tiêu dùng lên thị trường hàng tiêu
dùng dịch vụ, qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá, nó về tay DN. Và lại từ
DN nó gia nhập vào thị trường yếu tố sản xuất để mua các yếu tố sản xuất và