Đề cương An Sinh Xã Hội (kèm trả lời)
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.41 MB
Lượt xem: 274
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
Facebook: @Dethivaonganhang facebook.com/dethivaonganhang Đề cương An Sinh Xã Hội (kèm trả lời) 1. Bản chất của an sinh xã hội? - ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh. Là 1 cơ chế - công cụ phân phối lại thu nhập cá nhân trong xã hội theo chiều ngang (nam, nữ, già ,trẻ…) và chiều dọc (giàu – nghèo) - Là sự che chắn, bảo vệ thành viên trong xã hội trước rủi ro, biến cố bất lợi tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi quốc gia. Thể hiện rõ ràng nhất quyền của con người được LHQ công nhận - Chủ nghĩa nhân văn – nhân đạo: nhà nước và xã hội cùng giúp đỡ những người gặp rủi ro => tạo động lực cho họ và sự đoàn kết cộng đồng.. - ASXH gồm những chính sách: BHXH, CTXH, UĐXH, XĐ-GN, QDP. 2. Lưới an sinh xã hội ở nước ta hiện nay? Gồm 3 tầng cơ bản: Tầng 1: Bảo đảm y tế tối thiểu (chăm sóc sức khỏe tối thiểu và tham gia bảo hiểm y tế); thu nhập tối thiểu cho người nghèo, người thất nghiệp, người già và trẻ em và các đối tượng đặc biệt khác. Nguồn tài chính của tầng 1 do nhà nước đảm bảo là chính thông qua nguồn thu từ thuế. Tầng 2: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các hình thức an sinh khác có đóng góp của người dân (hướng tới mọi đối tượng). Nguồn tài chính của tầng 2 do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho một số đối tượng. Tầng 3: Bảo hiểm xã hội tự nguyện (cho một số đối tượng nhất định). Nguồn tài chính của tầng 3 do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước hỗ trợ thông qua chính sách thuế thu nhập 3. Vì sao trong điều kiện hiện nay Chính phủ các nước lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội? Với những biến đổi nhanh chóng và phức tạp của thế giớ, hầu hết các nước phải tiến hành cải cách để phát triển, thuận theo xu hướng thế giớ là cải cách mô JB.com.vn | ThiNganHang.com | Giangblog.com Trang 1 Facebook: @Dethivaonganhang facebook.com/dethivaonganhang hình và chính sách, nhằm thúc đẩy phát triẻn kinh tế - xã hội nhằm gq sự bức xúc trong phát triển nội tại khi đang bị khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Con người là trung tâm giải quyết mọi vấn đề, do đó muốn đổi mới phải dựa vào mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức… mọi thành viên trong xã hội. Sự vận động của kinh tế thị trường và dân chủ hoá, đặc biệt là dân chủ hoá kinh tế chính trị - xã hội là 2 lĩnh vực chủ yếu của xã...
Xem thêm