Đề cương Công pháp quốc tế (có đáp án)
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 484.38 KB
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ FINAL I. Lý thuyết 1. So sánh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Phân tích mối quan hệ giữa hai loại nguồn nói trên của luật quốc tế. - Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong bang giao quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. - Tập quán quốc tế là hình thức biểu hiện các nguyên tắc ứng xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá trị pháp lý rang buộc với mình. - So sánh • Giống nhau: Cả hai đều là sự thể hiện cuối cùng của sự thống nhất ý chí của các bên liên quan, bản thân điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều được phát triển từ bước thương lượng, đàm phán rồi dẫn đến các thỏa thuận của các bên liên quan. Cả đều là nguồn của pháp luật quốc tế, là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế đang ngày càng có những diễn biến phức tạp. • Khác nhau: Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình thức văn bản. Tập quán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất công khai hoặc không công khai, bất thành văn. Hình thức: tquán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất thành văn. Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình thức văn bản. - Quan hệ • Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa. • Điều ước quốc tế là cơ sở hình thành tập quán thông qua thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. • Tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bởi điều ước quốc tế và cá biệt, cũng có thể có trường hợp, điều ước quốc tế bị thay đổi huỷ bỏ bởi tập quán quốc tế. • Tập quán quốc tế tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế Như vậy, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng bổ sung cho nhau để điều chỉnh các vấn đề nảy sinh trong đời sống quốc tế. Những vấn đề điều ước quốc tế chưa quy định, tập quán quốc tế điều chinh. Điều ước quốc tế ghi nhận những tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi và tập quán quốc tế là cơ sở để xây dựng và thực hiện điều ước quốc tế. 2. Phân tích ý nghĩa và các phương pháp xác định đường cơ sở theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). - Ý nghĩa: UNCLOS 1982 là một văn kiện tổng hợp, toàn diện, đề cập đến tất cả vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học, kỹ thuật,… Nó phản ánh một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các vấn đề liên quan...
Xem thêm