Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Số trang: 46
Loại file: docx
Dung lượng: 83.92 KB
Lượt xem: 456
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
CÂU HỎI:
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH?
TRẢ LỜI:
Một là: Hồ Chí Minh kế thừa giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc VN
- Chủ nghĩa yêu nước: là giá trị xuyên suốt trong hững truyền thống tốt đẹp của
dân tộc VN. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc VN tồn tại vượt qua mọi
khó khăn trong thời kì dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ nghĩa yêu
nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy HCM ra đi tìm đường
cứu nước, và tìm thấy chủ nghĩa Mác Lenin tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.
- Chủ nghĩa yêu nước không chỉ có trong thời chiến mà có cả trong thời bình. Hồ
Chí Minh nói: “Ban đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng
sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo quốc tế cộng sản”.
- Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn kế thừa các truyền thống VH tốt đẹp như: tinh thầ n
tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết, tinh thần lạc quan yêu đời, ý chí phấ n
đấu vươn lên, trọng nhân nghĩa trọng hiền tài, cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong lao
động.
Hai là: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông:
+ Nho giáo: HCM chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quả n
lý xã hội. Kế thừa và phát triển các quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một
xã hội lí tưởng (coi trọng nhân dân, coi trọng đạo đức, trọng giáo dục).
+ Phật giáo: HCM chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con
người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác, đề cao quyền bình đẳng của
con người, khuyên con người sống hòa đồng gắn bó với đất nước của Phật giáo.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu những điểm phù hợp trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.