Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Soạn thảo văn bản quản lý doanh nghiệp (có đáp án)

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.00 KB      Lượt xem: 1243      Lượt tải: 0
nguyenxuantruong9192.tx

Tải lên: 10 tài liệu

Tải xuống 30,000₫0

Gửi tin nhắn Báo xấu Thêm vào bộ sưu tập Chia sẻ kiếm tiền5

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại mấy phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội?
a. Hai phiên họp hoặc ba phiên họp.
b. Một phiên họp hoặc Hai phiên họp. (Đ)
c. Cả 3 phương án đều đúng.
d. Một phiên họp hoặcBa phiên họp
2. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua bao gồm những gì?
a. Cả 3 phương án đều đúng.
b. Báo cáo đánh giá tác động.
c. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Dự thảo đã được chỉnh lý. (Đ)
d. Dự thảo đã được chỉnh lý.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự nào?
a. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo. (Đ)
b. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.
c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận.
d. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
4. Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Uỷ ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản?
a. Mười ngày.
b. Ba ngày.
c. Bảy ngày.
d. Năm ngày. (Đ)
5. Cơ quan nào chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật?
a. Thường trực Ủy ban pháp luật (Đ)
b. Ủy ban thường vụ Quốc hội
c. Cơ quan chủ trì soạn thảo
d. Thường trực Hội đồng dân tộc
6. Đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được gửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày nào của năm trước?
a. 01 tháng 9.
b. 01 tháng 7.
c. 01 tháng 10.
d. 01 tháng 8. (Đ)
7. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định không bảo đảm yêu cầu thì trong thời hạn chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có công văn đề nghị cơ quan gửi hồ sơ hoàn thiện hồ sơ?
a. Bốn ngày
b. Ba ngày.
c. Một ngày.
d. Hai ngày. (Đ)
8. Kiến nghị xây dựng nghị định của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nêu rõ những nội dung gì?
a. Sự cần thiết ban hành văn bản, dự kiến những nội dung của văn bản
b. Sự cần thiết ban hành văn bản, những nội dung của văn bản.
c. Sự cần thiết ban hành văn bản, những nội dung chính của văn bản
d. Sự cần thiết ban hành văn bản, dự kiến những nội dung chính của văn bản. (Đ)
9. Chính phủ có thể xem xét, thông qua dự thảo nghị định tại mấy phiên họp của Chính phủ?
a. Hai phiên họp hoặc ba phiên họp
b. Ba phiên họp hoặc bốn phiên họp
c. Cả 3 phương án đều đúng.
d. Một phiên họp hoặc Hai phiên họp. (Đ)
10. Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
a. Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ. (Đ)
b. Chính phủ.
c. Quốc hội.
d. Bộ Tư pháp.
11. Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan nào?
a. Chính phủ.
b. Chủ tịch nước.
c. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
d. Quốc hội. (Đ)
12. Ngày thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày nào
a. Ngày Chủ tịch nước ký luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.
b. Ngày Chủ tịch Quốc hội ký luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.
c. Ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó. (Đ)
d. Ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết đó có hiệu lực thi hành.
13. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo cơ quan nào xem xét, quyết định?
a. Quốc hội. (Đ)
b. Ban Bí thư.
c. Chính phủ.
d. Bộ chính chị
14. Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp thì chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến đại biểu Quốc hội?
a. Bốn mươi lăm ngày.
b. Bốn mươi ngày.
c. Hai mươi ngày. (Đ)
d. Ba mươi ngày.
15. Ai ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua?
a. Chủ tịch Quốc hội.
b. Chủ tịch nước. (Đ)
c. Tổng bí thư.
d. Thủ tướng.
16. Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội?
a. Hai mươi ngày. (Đ)
b. Bốn mươi lăm ngày.
c. Ba mươi lăm ngày.
d. Ba mươi ngày.
17. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ xem xét, cho ý kiến mấy lần?
a. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
b. Hai lần.
c. Ba lần
d. Một lần
18. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại mấy kỳ họp Quốc hội?
a. Một kỳ họp
b. Một, hai hoặc ba kỳ họp (Đ)
c. Ba kỳ họp.
d. Hai kỳ họp
19. Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội sẽ làm gì theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội?
a. Tiến hành biểu quyết. (Đ)
b. Tiến hành nghiên cứu.
c. Tiến hành chỉnh lý.
d. Tiến hành tiếp thu.
20. Trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có trách nhiệm gì?
a. Cả 3 phương án đều đúng. (Đ)
b. Chỉnh lý.
c. Tiếp thu
d. Nghiên cứu
21. Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản và gửi về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội?
a. Ba mươi lăm ngày.
b. Ba mươi ngày.
c. Hai mươi ngày. (Đ)
d. Bốn mươi lăm ngày.
22. Ai ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
a. Chủ tịch nước.
b. Phó Chủ tịch Quốc hội.
c. Phó Chủ tịch nước.
d. Chủ tịch Quốc hội. (Đ)
23. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi kiến nghị xây dựng nghị định bằng văn bản hoặc thông qua Trang thông tin điện tử của cơ quan nào?
a. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực. (Đ)
b. Chính phủ.
c. Quốc hội.
d. Chủ tịch nước
24. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp gồm những gì?
a. Danh mục nghị định đề nghị đưa vào chương trình, bao gồm tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, thời gian dự kiến trình Chính phủ.
b. Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản.
c. Thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định.
d. Cả 3 phương án đều đúng (Đ)
25. Tổ chức pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ gì
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, quyết định.
b. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức cuộc họp với các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để cho ý kiến về đề nghị xây dựng nghị định.
c. Lập đề nghị xây dựng nghị định liên quan đến ngành, lĩnh vực do cơ quan mình phụ trách trên cơ sở đề nghị của các đơn vị trực thuộc, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và căn cứ vào yêu cầu đối với đề nghị xây dựng nghị định.
d. Cả 3 phương án đều đúng. (Đ)
26. Cơ quan nhận được kiến nghị có trách nhiệm gì để chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định của cơ quan mình?
a. Tập hợp, phân tích, xử lý, đề xuất kiến nghị xây dựng nghị định.
b. Tập hợp, xử lý kiến nghị xây dựng nghị định.
c. Phân tích, xử lý kiến nghị xây dựng nghị định.
d. Tập hợp, phân tích, xử lý kiến nghị xây dựng nghị định. (Đ)
27. Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là bao nhiêu ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua?
a. Mười lăm ngày. (Đ)
b. Ba mươi ngày.
c. Hai mươi ngày.
d. Hai mươi lăm ngày.
28. Cơ quan được đề nghị hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Chính phủ?
a. Mười ngày (Đ)
b. Hai mươi ngày.
c. Mười lăm ngày.
d. Bảy ngày.
29. Đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?
a. Quy định những vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh.
b. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
c. Cả 3 phương án đều đúng. (Đ)
d. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
30. Đơn vị chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định có các nhiệm vụ gì?
a. Đăng tải bản thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản trên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời gian ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
b. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị liên quan về đề nghị xây dựng nghị định.
c. Cả 3 phương án đều đúng (Đ)
d. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên cơ sở các ý kiến góp ý và gửi hồ sơ đề nghị đến tổ chức pháp chế để tổng hợp.
31. Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp có sự tham gia của ai để góp ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng nghị định?
a. Đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b. Các chuyên gia, nhà khoa học.
c. Đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.
d. Cả 3 phương án đều đúng. (Đ)
32. Tờ trình Chính phủ về dự kiến chương trình xây dựng nghị định, trong đó nêu rõ những nội dung gì?
a. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
b. Cả 3 phương án đều đúng. (Đ)
c. Ý kiến của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.
d. Tiêu chí ưu tiên của dự kiến chương trình
33. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng tải dự kiến chương trình xây dựng nghị định trên Trang thông tin điện tử của cơ quan nào trong thời gian ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến?
a. Bộ Tư pháp.
b. Văn phòng Chính phủ.
c. Quốc hội.
d. Chính phủ. (Đ)
34. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện dự kiến chương trình xây dựng nghị định để trình cơ quan nào?
a. Chính phủ. (Đ)
b. Quốc hội.
c. Tòa án nhân dân tối cao.
d. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
35. Trên cơ sở kết quả phiên họp Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan nào hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về chương trình xây dựng nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành?
a. Bộ Công an
b. Bộ Ngoại giao.
c. Bộ Quốc phòng.
d. Bộ Tư pháp. (Đ)

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi