Dư luận xã hội - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương
***
Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người. Dư luận xã hội không chỉ tác động đến đời sống của mỗi con người mà còn mạnh mẽ đến các quá trình chính trị - xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội, đặc biệt là ý thức pháp luật. Chính vì vậy, việc xem xét những yếu tố, những tính chất cơ bản của dư luận xã hội, là một vấn đề hết sức quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về tính chất của dư luận xã hội và tác động của nó, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tính chất. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật”.
NỘI DUNG
- KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI
- Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.
- Đối tượng của dư luận xã hội
Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó có liên quan tới các nhu cầu lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ. Không phải bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào cũng trở thành dư luận xã hội mà chỉ có các sự kiện hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội. Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể. Đó có thể là vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay đạo đức.
- Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.
- Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội. Nhưng tin đồn khác với dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của các nhân mang nó. Mà tin đồn “chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác”. Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung thực và do đó chủ thể của tin đồn không được rõ ràng. Ngược lại, dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn thông tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai. Ví dụ từ tin đồn xã X chính quyềnnhận hối lộ phát triển lên thành dư luận xã hội. Nếu được giải quyết tốt thì kẻ nhận hối lộ bị nghiêm trị, tình hình ổn định và ngược lại nếu giải quyết không tốt sẽ làm tình hình lại càng trở nên phức tạp hơn.
- CÁC TÍNH CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
- Tính khuynh hướng
Hình thức thể hiện chính của dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá, thẩm bình, kiến nghị. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội bao gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu… Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng sự vật, hiện tượng. Nếu đồ thị có dạng hình chữ J biểu thị sự thống nhất khi trong xã hội chỉ có một loại quan điểm có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi.
Năm 2011, dư luận xã hội xôn xao về vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang của tội phạm Lê Văn Luyện và mức án phạt về ba tội danh: giết người, cướp tài sản, chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ bị phạt tù 18 năm do Luyện chưa đến tuổi thành niên. Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định về Người thành niên, người chưa thành niên thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Và Điều 68 Bộ luật hình sự qui định về chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thì: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong vụ án này, Lê Văn Luyện sinh ngày 16/10/1993 và ngày gây án là 24/8/2011. Vì vậy, Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi, thuộc trường hợp người chưa thành niên phạm tội. Căn cứ vào điều 69 Bộ luật hình sự thì: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội...” Bản án không mấy bất ngờ bởi nó phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam song cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Nhiều ý kiến cho rằng bản án còn chưa thỏa đáng bởi giết người phải đền mạng. Lê Văn Luyện giết nhiều người, tội ác man rợ của Luyện phải trả giá bằng mức án cao nhất đó là tử hình. Những người như Luyện phải loại bỏ khỏi xã hội và nếu cứ đà xét xử tuổi vị thành niên phạm tôi đặc biệt nghiêm trọng mà không xử được tử hình hoặc chung thân thì xã hội sẽ còn nhiều kẻ xấu tuổi vị thành niên lợi dụng sự chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước để gây ra những vụ thảm án dã man hơn, có thể sẽ có nhiều cái chết đau thương hơn.
Nhưng bên cạnh đó, phần đông dư luận đồng tình với bản án này bởi nó tuân theo đúng các quy định, nguyên tắc của pháp luật hiện hành. Dư luận xã hội cho rằng Luyện đã giết người, không bị tử hình nhưng cái chết thảm thương của gia đình chủ tiệm vàng sẽ ám ảnh hắn đến cuối đời. Nhưng dù dư luận có phản ứng như thế nào đi chăng nữa thì Tòa án vẫn buộc phải tuân thủ theo các quy định của Bộ luật hình sự và điều quan trọng là Nhà nước đặt ra những giải pháp gì để không có những bản sao của Lê Văn Luyện trong tương lai.
Như vậy, ở vụ việc này, dư luận xã hội có hai khuynh hướng tán thành và phản đối. Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ U. Sự không thống nhất trong quan điểm, thái độ của dư luận xã hội về vấn đề nay là do tâm lý, hiểu biết xã hội, trình độ học vấn, hiểu biết, kiến thức pháp luật của mỗi người.
- Tính lợi ích