
30 câu trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực (Có Đáp án)

Giải sách bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ
(Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
Tiền tệ là bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận chung, để làm phương tiện thanh toán với hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản phải trả khác.
Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể hoặc giữa các chủ thể với nhau (gồm có Chính phủ, các trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách tối ưu nhất.
Tóm lại: tiền tệ là một vật cụ thể, còn tài chính là sự vận động của tiền, nên hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau.
Tính thanh khoản/Tính lỏng của một tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt (được xét trên hai tiêu chí cơ bản là chi phí về tài chính và chi phí về thời gian).
Do tính thanh khoản là khả năng quy đổi về tiền mặt nên đây cũng là tài sản có tính lỏng cao nhất.
Lượng tiền cung ứng/Cung tiền (Money Supply – MS):
M1 = Tiền mặt (tiền giấy + tiền xu) lưu thông ngoài hệ thống NH (1) + Tiền gửi thanh toán/không kì hạn/có thể viết séc trong NH (2)
M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm (của cá nhân) + Tiền gửi có kì hạn (của DN) tại các NH
M3 = M2 + Tất cả các loại tiền gửi ở tổ chức tài chính phi NH
L = M3 + Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận trong thanh toán.
Xét về tính thanh khoản thì M1 > M2 > M3 > L. Chứng minh:
+) Tiền gửi không kì hạn tại các NHTM có thể được rút ra bất cứ lúc nào-nhanh chóng chuyển thành tiền mặt, với một lượng tuỳ ý (miễn nằm trong giới hạn số dư), chi phí thực hiện dịch vụ rất thấp. Trong khi đó với tiền gửi có kì hạn, bạn không thể rút trước hạn (chi phí thời gian) hoặc nếu muốn thì phải chịu lãi phạt (chi phí tài chính), do vậy tính thanh khoản kém hơn tiền gửi không kì hạn. Suy ra M1 > M2.
+) Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng an toàn hơn tiền gửi tại các trung gian tài chính khác do NHTM có lượng vốn lớn, danh mục đầu tư đa dạng, hầu như luôn được Nhà nước quan tâm đặc biệt, khó để cho phá sản. Suy ra M2 > M3.
+) Khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cuối kì ta luôn nhận được đầy đủ vốn gốc cộng thêm một khoản tiền lãi (trừ khi tổ chức đó phá sản). Nhưng khi nắm giữ chứng khoán, giá trị tài sản của ta có sinh lời, thậm chí có bảo tồn được giá trị hay không là điều không biết trước. Chi phí bán chứng khoán hiện nay rất thấp do sự cạnh tranh giữa các công ty môi giới, thanh khoản của chứng khoán thấp hơn tiền gửi chủ yếu bởi khoản lỗ có thể gặp phải khi kinh doanh, mà đây lại là điều rất dễ xảy ra. Suy ra M3 > M4.
Lưu ý: Lượng tiền cung ứng chỉ tăng lên trong 2 trường hợp:
Với tình huống trong bài ta có 2 trường hợp:
Với 2 TH trên thì không thể kết luận một chiều như khẳng định trong sách. Do đó câu này sai.
Khi NHTM tăng cường cho vay ra nền kinh tế, tiền được quay vòng nhanh hơn (ra công chúng rồi lại gửi vào hệ thống ngân hàng), lượng tiền gửi không kì hạn được tạo ra nhiều hơn nên MS tăng.
Khi người dân mua cổ phiếu của các công ty chứng khoán, tức đem tiền đầu tư vào các công ty đó. Tiền chỉ dịch chuyển từ phía các cá nhân, hộ gia đình sang DN, bản chất chỉ luẩn quẩn trong thành tố (1), không mất đi đâu nên MS không đổi.
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia (USD, VND,…), một khu vực (EUR) hay một tổ chức quốc tế (SDR), được quy định rõ trong luật.
Có 3 yếu tố cơ bản hình thành lên chế độ tiền tệ:
Hình thức trao đổi: là các hình thức cụ thể của tiền được lưu hành tại một quốc gia như tiền giấy, tiền xu, séc,… Trước kia cho phép lưu hành tiền vàng, bạc nhưng hiện
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank