Lập trình Oop - Mảng, con trỏ, tham chiếu
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 320.03 KB
Lượt xem: 1046
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
Lập trình Oop - Mảng, con trỏ, tham chiếu
Chương này giới thiệu về mảng, con trỏ, các kiểu dữ liệu tham chiếu và minh họa cách dùng chúng để định nghĩa các biến. Mảng (array) gồm một tập các đối tượng (được gọi là các phần tử) tất cả chúng có cùng kiểu và được sắp xếp liên tiếp trong bộ nhớ. Nói chung chỉ có mảng là có tên đại diện chứ không phải là các phần tử của nó. Mỗi phần tử được xác định bởi một chỉ số biểu thị vị trí của phần tử trong mảng. Số lượng phần tử trong mảng được gọi là kích thước của mảng. Kích thước của mảng là cố định và phải được xác định trước; nó không thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Mảng đại diện cho dữ liệu hỗn hợp gồm nhiều hạng mục riêng lẻ tương tự. Ví dụ: danh sách các tên, bảng các thành phố trên thế giới cùng với nhiệt độ hiện tại của các chúng, hoặc các giao dịch hàng tháng của một tài khoản ngân hàng. Con trỏ (pointer) đơn giản là địa chỉ của một đối tượng trong bộ nhớ. Thông thường, các đối tượng có thể được truy xuất trong hai cách: trực tiếp bởi tên đại diện hoặc gián tiếp thông qua con trỏ. Các biến con trỏ được định nghĩa trỏ tới các đối tượng của một kiểu cụ thể sao cho khi con trỏ hủy thì vùng nhớ mà đối tượng chiếm giữ được thu hồi. Các con trỏ thường được dùng cho việc tạo ra các đối tượng động trong thời gian thực thi chương trình. Không giống như các đối tượng bình thường (toàn cục và cục bộ) được cấp phát lưu trữ trên runtime stack, một đối tượng động được cấp phát vùng nhớ từ vùng lưu trữ khác được gọi là heap. Các đối tượng không tuân theo các luật phạm vi thông thường. Phạm vi của chúng được điều khiển rõ ràng bởi lập trình viên. Tham chiếu (reference) cung cấp một tên tượng trưng khác gọi là biệt hiệu (alias) cho một đối tượng. Truy xuất một đối tượng thông qua một tham chiếu giống như là truy xuất thông qua tên gốc của nó. Tham chiếu nâng cao tính hữu dụng của các con trỏ và sự tiện lợi của việc truy xuất trực tiếp các đối tượng. Chúng được sử dụng để hỗ trợ các kiểu gọi thông qua tham chiếu của các tham số hàm đặc biệt khi các đối tượng lớn được truyền tới hàm.
Xem thêm
Chương này giới thiệu về mảng, con trỏ, các kiểu dữ liệu tham chiếu và minh họa cách dùng chúng để định nghĩa các biến. Mảng (array) gồm một tập các đối tượng (được gọi là các phần tử) tất cả chúng có cùng kiểu và được sắp xếp liên tiếp trong bộ nhớ. Nói chung chỉ có mảng là có tên đại diện chứ không phải là các phần tử của nó. Mỗi phần tử được xác định bởi một chỉ số biểu thị vị trí của phần tử trong mảng. Số lượng phần tử trong mảng được gọi là kích thước của mảng. Kích thước của mảng là cố định và phải được xác định trước; nó không thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Mảng đại diện cho dữ liệu hỗn hợp gồm nhiều hạng mục riêng lẻ tương tự. Ví dụ: danh sách các tên, bảng các thành phố trên thế giới cùng với nhiệt độ hiện tại của các chúng, hoặc các giao dịch hàng tháng của một tài khoản ngân hàng. Con trỏ (pointer) đơn giản là địa chỉ của một đối tượng trong bộ nhớ. Thông thường, các đối tượng có thể được truy xuất trong hai cách: trực tiếp bởi tên đại diện hoặc gián tiếp thông qua con trỏ. Các biến con trỏ được định nghĩa trỏ tới các đối tượng của một kiểu cụ thể sao cho khi con trỏ hủy thì vùng nhớ mà đối tượng chiếm giữ được thu hồi. Các con trỏ thường được dùng cho việc tạo ra các đối tượng động trong thời gian thực thi chương trình. Không giống như các đối tượng bình thường (toàn cục và cục bộ) được cấp phát lưu trữ trên runtime stack, một đối tượng động được cấp phát vùng nhớ từ vùng lưu trữ khác được gọi là heap. Các đối tượng không tuân theo các luật phạm vi thông thường. Phạm vi của chúng được điều khiển rõ ràng bởi lập trình viên. Tham chiếu (reference) cung cấp một tên tượng trưng khác gọi là biệt hiệu (alias) cho một đối tượng. Truy xuất một đối tượng thông qua một tham chiếu giống như là truy xuất thông qua tên gốc của nó. Tham chiếu nâng cao tính hữu dụng của các con trỏ và sự tiện lợi của việc truy xuất trực tiếp các đối tượng. Chúng được sử dụng để hỗ trợ các kiểu gọi thông qua tham chiếu của các tham số hàm đặc biệt khi các đối tượng lớn được truyền tới hàm.