Mô tả và đánh giá diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay - Bài tập học kỳ Tài chính học
***
Trong nền kinh tế thị trường, khi Việt Nam ra nhập WTO, các nhà đầu tư vào Việt Nam càng trở nên đa dạng, nền kinh tế có nhiều bước phát triển vượt trội.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có được thì nó luôn đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn. Nền kinh tế trở nên phức tạp hơn, ảnh dưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư vì cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ gặp nhiều rủi ro với những chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự chưa phù hợp với tình hình Viêt Nam lúc này. Một dẫn chứng cụ thể đó là thị trường vàng đang trong những biến động không nhỏ. Những người quan tâm đến kinh tế vĩ mô dõi theo chính sách vàng là có lý, bởi vàng là một phần trong dự trữ ngoại hối, có liên hệ mật thiết với tỷ giá, với giá trị đồng tiền và là một kênh đầu tư kinh điển từ trước tới nay. Tuy vậy, với tình hình thị trường vàng như nhưng năm gần đây, lúc lên liên tục lúc lại giảm xuống thấp thì tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư đang bộc lộ rõ ràng. Họ không còn nhiều “đam mê với thị trường vàng” nếu như thị trường này không cho họ nhiều lợi nhuận và rủi ro cao.
Những biến động thất thường ấy là do đâu, tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư thể hiện như thế nào trên thị trường vàng trong những năm 2008 trở lại đây, giá vàng đã thay đổi ra sao, cần đề ra những biện pháp nào để bình ôn giá vàng và đưa thị trường vàng Việt Nam vào quỹ đạo… Trả lời cho câu hỏi ấy, hãy cùng đi nghiên cứu đề tài: “Mô tả và đánh giá diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay” trong bài tập lớn kỳ 2 của môn học “Tài chính học”
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
1. Một số vấn đề cơ bản về vàng và thị trường vàng.
2. Diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ 2008 đến nay.
3. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam.
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG.
1.1. Một số vấn đề về vàng.
1.1.1. Khái niệm
Vàng (Gold) là một loại hàng hóa được giao dịch trong thị trường tài chính. Vàng là loại tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng cất giữ và bảo quản, được chấp nhận như một loại tiền mặt, đặc biệt ở các quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Lịch sử ra đời :
Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên mà con người tìm thấy trên thế giới vào khoảng những năm 5000 trước công nguyên. Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Thời gian trôi qua, Người La Mã bắt đầu tìm ra các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn hơn bằng các phương pháp như khai mỏ thủy lục. Đặc biệt, tại Tây Ban Nha từ năm 25 trước công nguyên trở về sau và tại Romania từ năm 150 sau công nguyên. Đế chế Mali tại chậu Phi nổi tiếng khắp thế giới về trữ lượng vàng vô cùng lớn.
Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử, đa số vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu hành dưới hình thức này hay hình thức khác.
1.1.3. Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội.
Thứ nhất, vàng giúp đã dạng hóa danh mục đầu tư: Khi vàng tham gia vao thị trường tài chính, nó đã giúp danh mục đầu tư được đa dạng hóa và tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư, bởi đó là một tài sản có giá trị thực tế và ít biến động hơn so với các loại tài sản tài khác khi các nhà đầu tư chấp nhận đầu tư; cùng với đó là nó sẽ đảm bảo trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính. Đó là vai trò quan trọng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, vàng được xem là nơi ẩn lấp an toàn nhất khi áp lực lạm phát xảy ra. Ví dụ giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, dẫn đến đồng tiền mất giá trị, kéo theo các nhà đầu tư thường có khuynh hướng muốn có sự an toàn hơn nên họ đã mua vàng vào để cất trữ và bán ra khi thấy có lợi nhuận.
Thứ ba, vàng là kênh được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn như thiên tai, chiến tranh… Hơn nữa, vàng giúp kiểm soát rủi ro, mang tính an toàn cho các chủ thể kinh tế khi họ không muốn đầu tư vào ngành nghề có rủi ro cao.
1.2. Một số nét cơ bản về thị trường vàng.
1.2.1. Khái niệm
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, là nơi tiếp nhận các mối quan hệ kinh tế và có sự tham gia của các chủ thể mua bán hàng hóa đó. Vì vậy, ta có thể định nghĩa “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng”
1.2.2. Các hình thức đấu tư kinh doanh vàng-