Phẩm chất và kỹ năng quan trọng nhất với một chuyên viên tín dụng
***Nếu đi phỏng vấn vào vị trí chuyên viên tín dụng (nói chung) tại ngân hàng, chắc chắn có bạn đã từng bị hỏi câu này. Các câu hỏi có thể như:
1) Nhân viên tín dụng cần những tố chất (/phẩm chất) nào? Cái nào là quan trọng nhất? Vì sao (/Chứng minh)?
2) Nhân viên tín dụng cần những kỹ năng nào? Cái nào là quan trọng nhất? Vì sao (/Chứng minh)?
3) Là tổng hợp của 2 câu hỏi trên.
4) Những tố chất trở thành một nhân viên tín dụng
Trả lời:
1) Nhân viên tín dụng ngoài kiến thức nghiệp vụ vững vàng cần có 3 phẩm chất sau:
– Trung thực, có đạo đức: Bởi công việc của 1 Nhân viên tín dụng là tiếp xúc với tiền mặt, là bộ phận Front Officer của ngân hàng, các Nhân viên tín dụng là người đại diện cho NH tiếp xúc với khách hàng và tiếp nhận, thẩm định ban đầu hồ sơ của KH. Nếu không trung thực, vì tư lợi hoặc cố ý làm trái NH sẽ chịu tổn thất; làm ảnh hưởng đến uy tín của NH.
– Cương quyết, kiên nghị: Ngân hàng hoạt động tuân theo những quy định và luật được ban hành. Trước hết là Luật các TCTD ban hành từ phía NHNN, sau là quy định riêng về quy trình cho vay tại mỗi NH. Các Nhân viên tín dụng phải cương quyết để đảm bảo công khai, đúng luật đối với các khoản vay.
– Nhiệt tình, chăm chỉ: Nhân viên tín dụng là tiền tuyến của NH, vì cuộc cạnh tranh trên thương trường là không bao giờ tránh khỏi, chỉ có sự năng nổ và nhiệt tình mới có thể các Nhân viên tín dụng theo đuổi nghề nghiệp lâu dài. Các khách hàng không phải bao giờ cũng hẹn gặp được trong giờ hành chính, hoặc tại NH. Nhân viên tín dụng có thể gặp họ tại giờ ăn trưa, buổi tối hoặc trong các ngày nghỉ. Nhưng đó là công việc, không có sự nhiệt tình thì sẽ không thể làm được điều này.
=> Trong 3 nhóm phẩm chất trên, quan trọng nhất là phẩm chất đầu tiên: Trung thực và có đạo đức nghiệp vụ là phẩm chất quan trọng nhất.
Bác Hồ từng căn dặn một câu nói bất hủ: “Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng; nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”