PHÂN TÍCH NGÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
***
PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC NGÀNH VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
2.1. Lợi thế (S)
2.2. Hạn chế còn tồn đọng (W)
2.3. Cơ hội (O)
2.4. Rủi ro (T)
PHẦN 3: DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Tương quan biến động giá cổ phiếu của ngành so với thị trường trong quý 2/2015
3.2. Mức giá tương đối của cổ phiếu ngành bất động sản so với thị trường
PHẦN IV: TRIỂN VỌNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1. Triển vọng ngành bất dộng sản
4.2. Cơ hội đầu tư ngành BĐS trên thị trường chứng khoán
PHẦN I
TỔNG QUAN CÁC NGÀNH VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Hai mươi năm chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền KTTT xã hội chủ nghĩa, thị trường hàng hóa, dịch vụ ở nước ta về cơ bản đã được hình thành và bước đầu phát triển. Do đó, sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam là điều tất yếu. Theo thời gian TTCK VN đã có nhiều bước chuyển đổi, dần dần hoàn thiện theo chuẩn quốc tế, cụ thể là các tiêu chuẩn phân chia nhóm ngành trên TTCK VN đã và đang hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, thực hiện tốt vai trò của mình trong nên kinh tế.
+TTCK Việt Nam hiện có 706 mã niêm yết, 130 mã đăng ký giao dịch trên UPCoM và trên 1.000 công ty đại chúng đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Mỗi DN trong số đó hoạt động trong một hoặc nhiều ngành nghề khác nhau, do đó, rất cần có sự phân định rõ ràng và thống nhất khi phân ngành các DN trên TTCK hiện nay.