Phân tích số liệu tài chính doanh nghiệp - Những điều cần chú ý​

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 911.25 KB      Lượt xem: 1053      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phân tích số liệu tài chính doanh nghiệp - Những điều cần chú ý
  • Ưu điểm
* Phân tích các chỉ số tài chính sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp hiện đang hoạt động tốt và có lợi thế trong kinh doanh hay đang gặp rủi ro, thua lỗ. Đồng thời có những so sánh quan trọng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành của doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công ty... Từ đó giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư chính xác hơn.

* Việc phân tích chỉ số tài chính của doanh nghiệp và so sánh với chỉ số tài chính của các doanh nghiệp khác khá đơn giản, vì số liệu phân tích dựa trên các báo cáo tài chính sẵn có và công thức tính toán cũng không phức tạp.

* Đối với nhà quản lý, thông qua phân tích các chỉ số tài chính sẽ thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty, điểm yếu, điểm mạnh của công ty và so sánh mức độ tốt xấu với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn chuẩn mực ở một mức nhất định sẽ có giải pháp kiểm soát, khắc phục kịp thời, trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

* Phân tích các chỉ số tài chính cũng cho thấy mối quan hệ đầy đủ, ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính hay hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng số liệu trong báo cáo tài chính (ví dụ, để tính toán chỉ số thu nhập trên đầu tư của một doanh nghiệp, cần lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả kinh doanh).
  • Hạn chế
* Các chỉ số tài chính chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của một doanh nghiệp, trong khi để có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cần rất nhiều yếu tố khác.

* Phân tích chỉ số tài chính dựa trên những số liệu hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp. Vì thế, sử dụng các chỉ số tài chính để phán đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó chưa chắc sẽ chính xác, vì có thể những số liệu phản ánh trong quá khứ sẽ không còn đúng với những biến động tiếp theo. Hơn nữa, đối với những doanh nghiệp mới hoạt động thì việc phân tích các chỉ số này không có nhiều ý nghĩa.

* Việc so sánh các chỉ số tài chính với doanh nghiệp trong ngành không phải bao giờ cũng chính xác, bởi bản thân vấn đề phân loại doanh nghiệp theo ngành cũng không đơn giản. Hơn nữa, quy mô hoạt động, thời gian hoạt động, chiến lược… của các doanh nghiệp trong một ngành thường khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sai lệch khi so sánh các hệ số của công ty với hệ số của ngành.

Ngoài ra, số liệu phân tích có thể bị méo mó khi các công ty tìm cách làm đẹp những con số của mình bằng những thủ thuật kế toán (như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản giảm giá xuống dưới giá trị thuần...). Mặc dù nghiệp vụ kế toán đã được cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề này, nhưng có nhiều cách giải thích và phương pháp khác nhau trong việc lập các báo cáo tài chính có thể che giấu điểm mạnh hay điểm yếu thực tế của một công ty. Do vậy, phân tích một doanh nghiệp dựa trên cơ sở các hệ số tài chính cần thận trọng và phải tính đến những hạn chế có liên quan đến các hệ số này.

[Chi tiết mời các bạn xem trong File đính kèm nhé!]
(Số trang: 15 / Dung lượng: 1Mb / Dạng file: .PDF)​
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi