Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Giải phóng dân tộc - Bài tập học kì Tư tưởng HCM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.28 KB      Lượt xem: 1258      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Bài tập học kì Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc

***

LỜI NÓI ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Trong các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có ‎‎ý ‎‎nghĩa hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động, Người đã dành phần lớn tâm tư và sức lực cho sự nghiệp vĩ đại là tìm ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua cuộc sống lao động, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng phong phú ở nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con ngưòi là nhu cầu cấp thiết không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới.

Chính vì vậy, em xin đi sâu vào: “Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc”. Trong bài tiểu luận này sẽ trình bày một cách tương đối có khái quát về đề tài cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG

 

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản.
  2. a) Bài học từ những thất bại của tiền bối

Tình hình thực tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn ký các bản hiệp ước đầu hàng vô điều kiện với thực dân Pháp công nhận sự thống trị của Pháp trên đất nước ta. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh yêu nước vẫn nổ ra mạnh mẽ. Phong trào yêu nước theo hai khuynh hướng chính: phong kiến và dân chủ tư sản tuy phát triển rộng khắp và có sức ảnh hưởng tới quần chúng nhưng nhìn chung kết cục đều bị thất bại vì chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn khi chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. Đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối trầm trọng. Yêu cầu bức thiết đặt ra là tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, chứng kiến những cuộc đấu tranh của cha anh lần lượt thất bại, Người nhận thức được rằng không thể cứu nước bằng con đường phong kiến và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.

  1. b) Người nhận thức được cách mạng tư sản là cuộc cách mạng không triệt để

Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ, đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp người nhận thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi. Tiếng cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Như vậy, cuộc cách mạng tư sản không thể giải quyết được triệt để vấn đề độc lập dân tộc, giai cấp. Cho nên, Người không đi theo con đường Cách mạng tư sản.

  1. c) Con đường cách mạng vô sản

Tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy "tin tưởng, sáng tỏ và cảm động". Người khẳng định: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản. Trong báo Người cùng khổ, Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc...".

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là nền tảng xuyên suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Trong “Chính cương vắn tắt”, Người có viết: “ Muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại, phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê nin” . Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin mà Đảng có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp đấu tranh cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn nước ta.

Người chỉ rõ phương pháp tiến hành cách mạng là sự cố kết giữa phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân lao động ở thuộc địa. Vì trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, họ có chung một kẻ thù là chủ nghĩa tư bản thực dân, đế quốc. Người cho rằng chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một mòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc cần phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc. 

 

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi