Phân tích vĩ mô Thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 882.70 KB      Lượt xem: 1465      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phân tích vĩ mô thị trường chứng khoán Việt Nam

***

Trong trường hợp giá chứng khoán phản ánh chính xác các yếu tố vĩ mô cơ bản, thì nó có thể được sử dụng như là một chỉ báo hàng đầu về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai. Ở thị trường Việt Nam, việc thay đổi trong các chính sách cũng như các yếu tố vĩ mô thường xảy ra khá đột ngột nên thường có tác động khá mạnh (cả tích cực và tiêu cực) lên thị trường chứng khoán và tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán Việt Nam” là rất quan trọng khi chính phủ xem xét đưa ra các chính sách cho quốc gia; những nhà đầu tư sẽ có những quyết định hợp lý hơn trong kinh doanh đầu tư cổ phiếu.

Trong bài viết đã trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán trải dài cùng với quá trình 15 năm phát triển của TTCK Việt Nam dưới những góc nhìn đa dạng.

Trước hết, sẽ bước đầu nhận định mối quan hệ này bằng góc nhìn định tính trong giai đoạn hình thành và phát triển (2000- 2007) của thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.     Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán

Ngày 11-7-1998, Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được chính thức đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Thời điểm đó chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Đến ngày 8/3/2005, đã đưa Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động.

Trong 5 năm đầu tiên, đây là giai đoạn bắt đầu hình thành thị trường. Mặc dù được Chính Phủ tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường như: Để khuyến khích thu hút các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tham gia TTCK trong giai đoạn đầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế giao dịch chứng khoán…Bên cạnh đó nhằm giảm thiểu các hành vi gây bất ổn thị trường, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK để đảm bảo mục tiêu vận hành thị trường Công khai – Công bằng – Minh bạch; Từ 2001-2003, để phát triển TTCK phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 phê duyệt Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2010.; Ngày 28/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ –CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Nghị định 144 hiện thực hóa các quy định về hoạt động của TTCK nhằm tạo điều kiện để phát triển một TTCK vận hành theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường; Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngày 19/2/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính,…

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi