Quy định Tiền gửi tiết kiệm tại MB Bank (NH Quân đội)
Quy định Tiền gửi tiết kiệm tại MB Bank (NH Quân đội)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 301.58 KB
Lượt xem: 6204
Lượt tải: 35
Thông tin tài liệu
QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Điều 1: Các quy định về tiền gửi tiết kiệm
1. Mô tả dịch vụ được cung cấp
- Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) là khoản tiền của khách hàng được gửi tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) theo các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của MB từng thời kỳ, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của MB và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Thẻ tiết kiệm (TTK) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến TGTK. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu TGTK, hoặc đồng chủ sở hữu TGTK, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu T GTK, của đồng chủ sở hữu TGTK.
2. Đối tượng tham gia
- Đối tượng gửi TGTK bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hộ chiếu và thị thực (nếu có) còn thời hạn hiệu lực được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi hoặc là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì được thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tiền gửi.
- Đối tượng gửi TGTK bằng ngoại tệ là các cá nhân người Việt Nam cư trú.
- Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
3. Sử dụng tiền gửi tiết kiệm
- TGTK không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp TGTK bằng đồng Việt nam của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK tại MB hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu TGTK là chủ tài khoản tại MB.
4. Ủy quyền
- Chủ sở hữu TGTK được ủy quyền cho người khác sử dụng TGTK của mình bằng văn bản theo quy định của pháp luật và của MB trong từng thời kỳ. Người được ủy quyền có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ sở hữu trong phạm vi được ủy quyền và không được ủy quyền lại cho người thứ 3.
- Các đồng chủ sở hữu TGTK không được phép ủy quyền cho người khác sử dụng TGTK.
5. Chuyển quyền sở hữu
- Chủ sở hữu TGTK được chuyển quyền sở hữu cho người khác bằng văn bản theo quy định của pháp luật và của MB trong từng thời kỳ.
- Trường hợp TGTK đang bị phong tỏa do chủ sở hữu cầm cố TTK tại MB hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc phong tỏa do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chủ sở hữu không được phép chuyển quyền sở hữu cho người khác.
6. Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay
- TGTK được sử dụng làm tài sản cầm cố tại MB và tại các tổ chức tín dụng chấp nhận theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay.
- Khi sử dụng TGTK làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu ôn tập Nguyên lý kế toán
35 0 0 -
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
415 2 0 -
300Hours - Free CFA Level 1 Mock Exam
260 0 0 -
Cẩm nang chinh phục Kiểm toán BIG4 (DELOITTE, PwC, KPMG, ERNST & YOUNG)
256 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P2
154 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P1
239 0 0