Tác động của thương mại quốc tế AFTA tới Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 952.94 KB      Lượt xem: 1828      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tác động của thương mại quốc tế AFTA tới Việt Nam

1.Thương mại

Nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này.
Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.

Xuất khẩu

Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác:
Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau:
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK):
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001. Và mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác cũng không lớn.
Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác.
Xét về bạn hàng:
2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp.
Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN.
Về phần XK sang các nước ngoài ASEAN:
Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.
Ví dụ:  Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ ( General Sytem of Prefence – GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên liệu NK để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ".
Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đất nước có kim ngạch NK vượt 1000 tỷ USD mỗi năm.
Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam. Và họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực.
Cũng cần nói thêm rằng, việc Việt Nam tham gia AFTA và tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ) tháng 11/1998 là những sự chứng minh, là bước chuẩn bị, tập dượt để gia nhập WTO.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi