Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.56 KB      Lượt xem: 1363      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam

***

Bằng việc sử dụng mô hình VAR phân tích dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn 2002-2014, bài viết phân tích tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO lớn hơn và nhanh hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.

Chủ đề về truyền dẫn tỷ giá luôn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bởi vì tầm quan trọng của chúng ta trong quá trình ổn định và phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO. Điển hình như: Võ Văn Minh (2009) nghiên cứu trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO và nhận thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá lên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 0,21 sau 10 tháng nhưng tính chung trong 12 tháng đầu chỉ đạt mức 0,08. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2013) lại sử dụng dữ liệu hàng quý 2001-2011 và nhận thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá vào CPI xấp xỉ khoảng 0,5 mặc dù độ vững mạnh chưa cao do số lượng quan sát ít. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo, Nguyễn Thị Hằng Nga (2014), và Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) khi cho rằng, lạm phát trở nên nhạy cảm hơn với tỷ giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng 2002 -2014 nhằm tạo sự đồng bộ về mặt dữ liệu với 4 biến nghiên cứu.

Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực đa phương (NEER)

Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực đa phương được tính bằng tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ của các nước khác (ejt) với trọng số là tỷ trọng thương mại của nước đó với các nước khác (wjt).

Để tính toán được NEER, tác giả thu thập dữ liệu tỷ giá của các quốc gia đối tác thương mại với Việt Nam so với USD. Tỷ trọng thương mại được tính toán với dữ liệu giao thương xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại. Bài viết chỉ lấy những quốc gia đối tác thương mại có tỷ trọng giao dịch thương mại từ 1% trở lên mà được tính từ dữ liệu trong giai đoạn quan sát 2002–2013 và đồng thời phải có đầy đủ dữ liệu tỷ giá song phương chính thức trong giai đoạn quan sát để tính toán. Từ đó, tác giả chọn được 20 quốc gia để tính toán và chiếm tỷ trọng 87,9% trong các đối tác thương mại. Sau khi tính toán NEER, tác giả tiếp tục thực hiện chuẩn hóa theo giá trị năm 2010 = 100. Sau đó, thực hiện điều chỉnh mùa vụ của biến NEER bằng phương pháp Census X13 trong phần mềm Eviews 8, và lấy log tự nhiên.

Chỉ số giá tiêu dùng

Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Số liệu chỉ số giá tiêu dùng được chuẩn hóa theo năm 2010 = 100, sau đó được điều chỉnh mùa vụ bằng phương pháp Census X13 và lấy log tự nhiên.

Lỗ hổng sản lượng (GAP)

Lỗ hổng sản lượng được tính toán bằng chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, trong đó sản lượng tiềm năng được tính toán bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick–Prescott có sẵn trong phần mềm Eviews 8. Tác giả sử dụng dữ liệu sản lượng công nghiệp được thu thập từ Tổng Cục thống kê và các báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam qua các năm. Trước tiên, bài viết lấy log tự nhiên của sản lượng công nghiệp, sau đó xác định sản lượng tiềm năng thông qua bộ lọc Hodrick–Prescott và tính toán ra được lỗ hổng sản lượng.

Lãi suất tái cấp vốn (RFI)

Tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách điều hành chính sách tiền tệ bằng việc thực hiện điều chỉnh một loạt các loại lãi suất khác nhau một cách đồng bộ. Trong nghiên cứu này, bài viết sử dụng lãi suất tái cấp vốn bởi vì một số lý do sau:

Thứ nhất, khả năng thu thập dữ liệu có sẵn mà có khoảng thời gian đủ dài để tạo ra sự đồng bộ về mặt dữ liệu và mức độ vững chắc cho nghiên cứu.

Thứ hai, lãi suất tái cấp vốn đã được xác định là loại lãi suất liên quan đến chính sách tiền tệ. Dữ liệu lãi suất tái cấp vốn được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bài viết thực hiện điều chỉnh mùa vụ bằng phương pháp Census X13 và thể hiện ở dạng tỷ lệ phần trăm.

Kết quả nghiên cứu

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi