Tài chính và Hệ thống tài chính quốc gia

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.35 KB      Lượt xem: 1162      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phần A . Tài chính và hệ thống tài chính quốc gia
l - Khái niệm
Tài chính là tổng. thể các quan hệ kinh tế trong việc hình thành và sử dụng các nguồn tài lực nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể (pháp nhân hoặc thể nhân) trong các xã hội.
2. Chức năng của tài chính :
 a- Chức năng tổ chức vốn :
Là sự thu hút vốn, phân bổ các nguồn lực tài chính của nhà nước và các lực lượng thị trường vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua công cụ tài chính nhà nước : thuế, chi tiêu, tín dụng
b. Chức năng phân phối  kết quả hoạt động kinh tế  :
      Tính xã hội  là vừa mang kinh tế,  vừa mang tính phân phối  và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và các hoạt động kinh tế - xã hội. Phân phối và phân phối lại là hai quá trình vừa kế tiếp nhau, vừa đan xen nhân liên tục, không gián đoạn.
       Phân phối lần đầu được thực hiện trong khâu sản xuất - kinh doanh, nơi tạo ra của cải vật chất. Phân phối lần đầu hình thành trên ba quỹ tiền tệ: một là bù đắp chí phí sản xuất - tính doanh và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng;  hai là các khoản thu bắt buộc như thuế, lệ phí... hình thành nên ngân sách nhà nước; ba là trả công cho người lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh,hình thành nên thu nhập người lao động. Trên thực tế, phân phối lần đầu chưa đáp ứng mọi nhu cầu xã hội.
        Phân phối lại là quá trình thực hiện sau quá trình phân phối lần đầu để giải quyết các nhu cầu chung của xã hội. Quá trình phân phối lại được thực hiện thông qua hệ thống tài chính, trong đó ngân sách nhà nước (là khâu chủ đạo nhằm: duy trì và phát triển bộ máy nhà nước; đầu tư cho tái sản xuất mở:rộng; thực hiện nhiệm vụ phát triển mở rộng, thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội; dự phòng chống rủi ro;
c. Chức năng giám đốc - điều chỉnh
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường thông qua những phương pháp  trực tiếp và gián tiếp. Do đó, chức năng giám đốc có thể chia ra làm hai loại: giám đốc trực tiếp và giám đốc gián tiếp (điều chỉnh).
Mục đích của giám đốc tài chính bằng đồng tiền là kiểm tra và đánh giá các hoạt động đảm bảo đúng mục đích, đúng pháp luật và hiệu quả sử dụng.
Chức năng giám đốc được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua ba khâu:
Giám đốc trước khi hoạt động: kiểm soát các chương trình, kế hoạch, các dự án trước khi phê duyệt; Giám đốc trong quá trình hoạt động: kiểm tra thường xuyên . khi các hoạt động tiến hành gắn hềnh các khoản chi tiêu, - Giám đốc " sau quá trình hoạt động: kiểm tra kết quả của quá trình hoạt động.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhân tố tích cực và tiêu cực đan xen với nhau. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trong thế ổn định, cần thiết phải có sự can thiệp gián tiếp của nhà nước thông qua việc thực hiện các chức năng điều chỉnh theo các nguyên tắc thống nhất điều tiết và kiểm soát tài chính;
- Nguyên tắc hiệu quả của cơ chế vận hành nền kinh tế tài chính;
- Nguyên tắc pháp chế hóa tài chính.
Mục tiêu của điều chỉnh tài chính nhà nước là khắc phục chu kỳ kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trong thế ổn định, bền vững, đảm bảo yêu cầu công bằng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Công cụ điều chỉnh tài chính nhà nước chủ yếu là thuế, chi tiêu và tín dụng nít à nước .
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi