Thoái vốn qua thị trường và phi thị trường - Chính sách công

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.99 KB      Lượt xem: 1628      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Thoái vốn qua thị trường và phi thị trường

***

 (TBKTSG) Ngày 25-3-2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Văn bản số 1821 về việc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại các tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần. Văn bản này chủ yếu nhắc lại các quy định mà các DNNN và đơn vị có liên quan phải thực hiện khi chuyển nhượng cổ phần tại các tổ chức tín dụng. Bài viết của Luật sư Trương Thanh Đức(*) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức chuyển nhượng vốn của DNNN tại các TCTD.

Việc thoái vốn của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (DNNN) tại các TCTD cổ phần đang được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ. Đây là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên, nghiêng về khả năng thực hiện theo cơ chế thị trường hay cơ chế hành chính là vấn đề đặt ra.

Yêu cầu thoái vốn bắt buộc

DNNN không được góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng (trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và nếu đã góp vốn, đầu tư, thì phải thoái hết số vốn đã đầu tư. Việc này đã được quy định tại khoản 1, điều 29 về “Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp”, Nghị định số 71/2013 ngày 11-7-2013 của Chính phủ về Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vấn đề này cũng đã được nhắc lại trong Quyết định số 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 85 ngày 11-3-2015 của Văn phòng Chính phủ và gần đây nhất là Công văn số 1821 ngày 25-3-2015 của NHNN.

Theo các văn bản trên, có hai trường hợp liên quan đến việc thoái vốn phải được NHNN xem xét chấp thuận theo quy định tại Luật các TCTD và Thông tư số 06/2010 ngày 26-2-2010 của Thống đốc NHNN.

Thứ nhất là trường hợp cổ đông lớn (sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên) của TCTD phải chuyển nhượng cổ phần. Thứ hai là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần (dù sẽ hay không trở thành cổ đông lớn của TCTD).

Đối với trường hợp thứ nhất thì sẽ không có vướng mắc, do đơn thuần là thủ tục mang tính hình thức, vì việc chuyển nhượng là bắt buộc theo yêu cầu của Chính phủ. Vấn đề chỉ còn là bán thế nào, bán giá nào và bán cho ai? Điều này cũng đồng thời liên quan đến trường hợp thứ hai, đó là ai sẽ là người mua và nhất là ai sẽ trở thành cổ đông lớn của các ngân hàng cổ phần?

Thoái vốn thông qua thị trường

Nếu cứ bán cổ phần đúng với giá thị trường, thì có khả năng ế hàng, vì nguồn cung tương đối lớn, trong khi cầu thì yếu. Nhà đầu tư có nhu cầu thực sự mua cổ phần ngân hàng không mong chờ cơ hội này, hơn thế nữa còn không tránh khỏi nhiều e ngại.

Đó là việc NHNN kiểm soát kỹ năng lực tài chính và nguồn gốc của số tiền mua cổ phần.

Đó là việc khó có thể dùng nguồn vốn vay, vì ngân hàng thương mại gần như không còn room cho vay mua cổ phần.

Đó là việc không dễ gì có thể được tham gia vào làm thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay ban điều hành, dù với tư cách là cổ đông lớn. Đặc biệt quan trọng nhất là, các nhà đầu tư đều phải rất khó khăn cân nhắc trước việc, liệu vào một ngày đẹp trời nào đó, cổ phần của mình có bị trưng mua bắt buộc với giá trị bằng 0? Đây là một việc chưa hề có tiền lệ và vô cùng khó tiên liệu. Chẳng thế mà rất nhiều người đã hiểu nhầm về việc NHNN mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng, như là việc trưng thu, tịch thu hay là quốc hữu hóa ngân hàng.

Thông tin trên báo chí cho biết, NHNN chủ trương chỉ giữ lại khoảng 15-18 ngân hàng thương mại cổ phần. Trong số các ngân hàng được “sống”, thì đã có ít nhất bốn ngân hàng thương mại nhà nước và hơn chục ngân hàng thuộc tốp dẫn đầu. Vừa qua lại cộng thêm VNCB sẽ được “cải tử hoàn sinh” và rất có thể là còn vài ngân hàng tương tự như thế. Vậy thì còn những ngân hàng nào nữa được “sống” và phải “sống”, được “chết” và phải “chết”?

Trong khi chưa có danh sách chính thức các ngân hàng sẽ bị “khai tử”, kể cả thông tin về việc 6-7 ngân hàng sẽ bị sáp nhập trong năm nay, thì nhà đầu tư sẽ không khỏi lo ngại trước nguy cơ, hôm trước được khuyến khích mua cổ phần, hôm sau trở thành tay trắng vì ngân hàng “bất đắc kỳ tử”. Đã mua cổ phần ngân hàng rồi thì không được phép rút vốn ra, mà chỉ được chuyển nhượng (bán lại). Nếu không may mắn, liệu có gặp rủi ro: mua thì được nhưng bán lại thì không?

Đó là thực trạng nan giải không thuận cho việc thoái vốn ngân hàng theo giá thị trường một cách bình thường. Vì vậy, chỉ có thể bán được nếu chấp nhận bán rẻ, thậm chí là rất rẻ hoặc bán cổ phần mà không cần đến thị trường.

Thoái vốn phi thị trường

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi