Tìm hiểu về nghề giám đốc
Bài tập học kỳ Luật quản trị doanh nghiệp
***
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không chỉ không chỉ cạnh tranh nhau trong chất lượng và giá bán mà còn phải cạnh tranh nhau trong việc tạo uy tín, thương hiệu, hệ thống phân phối, quảng bá sản phẩm, mô hình kinh doanh, nhân sự… để tạo nên chỗ đứng cho doanh nghiệp, hướng tới không chỉ thị trường trong nước mà còn ở toàn cầu, muốn làm được điều đó, rất cần thiết phải có sự chuyên môn hóa, đồng nghĩa với việc người lãnh đạo phải được đào tạo quy mô để nảy sinh được những ý tưởng chiến lược, đó cũng chính là lí do tại sao giám đốc lại trở thành một nghề.
PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động của giám đốc.
1.1.1. Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm về giám đốc, tuy nhiên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về giám đốc trong cơ chế thị trường như sau:
Giámđốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại.
Như vậy, định nghĩa này đã đề cập đến một nội dung chung cho mọi giám đốc của các doanh nghiệp ở các loại hình sở hữu khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm lao động của giám đốc doanh nghiệp.
+ Lao động của giám đốc là một nghề. Do đó, nó đòi hỏi phải được học tập, đào tạo liên tục để năng cao năng lực, trình độ, đảm bảo thích ứng được với cơ chế thị trường.
+ Lao động của giám đốc là lao động phức tạp. Nó đòi hỏi phải được đào tạo qua nhiều trường lớp. Do đó, cần phải có một chế độ phân phối thoả đáng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Lao động của giám đốc là lao động của nhà sư phạm, biết viết, biết truyền đạt ý kiến một cách chính xác và thuyết phục.
+ Lao động của giám đốc là lao động quản lý, do đó giám đốc phải có kiến thức tổng hợp về nhiều mặt.
+ Sản phẩm laođộng của giám đốc là các quyết định mà chất lượng của các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt của sản xuất kinh doanh.Quyết định của giám đốc là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị, tác động vào đối tượng quản lý nhằm giải quyết một vấn đề đã chínmuồi trên cơ sở nắm vững các quy luật vận động của đối tượng.
+ Lao động giám đốc là lao động của một nhà hoạt động xã hội. Người giám đốc cần hiểu thấu đáo và tuân thủ các vấn đề luật pháp, nhất là luật kinh tế, các chính sách, chế độ quy định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Các tố chất để trở thành giám đốc.
- Giám đốc phải có khát vọng làm giàu chính đáng:Đặc tính của họ là luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và hành động. Họ không sợ đổi thay và họ giám trả giá, giám đánh đổi tất cả để đi đến mục tiêu là ngày càng giàu có hơn. Nghĩa là họ không trông chờ một cách thụ động mà họ luôn chủ động tìm kiếm những cơ hội cho mình một cách hợp pháp.
- Giám đốc cần có kiến thức. Người giám đốc cần có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực cũng như kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, giám đốc còn phải là người biết thu dụng những người giỏi hơn mình ở một số lĩnh vực nào đó vì kinh doanh là một hoạt động hết sức phức tạp, không ai có thể tự hào cho rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức để tự mình vươn tới tương lai.
- Giám đốc phải có năng lực quản lý và kinh nghiệm, có khả năng tạo dựng một êkíp giúp việc đắc lực.
- Giám đốc phải có óc sáng tạo.
- Giám đốc phải có khả năng quan sát toàn diện để có những quyết định đúng đắn trong công việc.
- Giám đốc phải có lòng tự tin, có ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.
- Ngoài ra, người giám đốc cần phải có phong cách, ở đây có thể nói đến phong cách hữu hình và phong cách vô hình. Phong cách hữu hình toát lên ngay từ vẻ bên ngoài, tướng mạo. phong cách vô hình có thể do cách hành sự, nói năng. Nó không hoàn toàn đúng nhưng cũng là một yếu tố cần thiết.