Tìm hiểu về sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ nhóm và thực tiễn kinh doanh SP Bảo hiểm nhân thọ nhóm
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 757.31 KB
Lượt xem: 1178
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm và thực tiễn kinh doanh sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ nhóm
***
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển của thế giới. Để không bị gạt khỏi lề xu hướng ấy các quốc gia đều phải nỗ lực tập trung vào cải các kinh tế, đổi mới chính sách pháp luật sao cho phù hựp với trình độ phát triển chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt khi chúng ta đã tham gia rất nhiêu khu vực mậu dịch tự do, gia nhập WTO thì vấn đề này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy Việt Nam đã thực hiện chính sách “mở cửa” cho khá nhiều ngành, nhưng đối với một số ngành, lĩnh vực nhất định vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế bao cấp và còn quá non yếu trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì việc phải cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và tham gia sân chơi chung quả là một thách thức lớn. Tuy nhiên lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng của nước ta cũng đã thu được một số thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua khi cho ra nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người mua. Một trong những sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ hiện nay được khá nhiều người quan tâm đó là bảo hiểm nhân thọ nhóm
NỘI DUNG
I, Khái quát về bảo hiểm
1, Khái niệm về bảo hiểm
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “ Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”
2. Bản chất của bảo hiểm
Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quĩ chung, khi có rủi ro, quĩ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo hiểm. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên, chỉ có một số người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người không gặp tổn thất sẽ mất không số phí bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được phải có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông (the law of large numbers), càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiết kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quĩ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người tham gia càng đông thì quĩ càng lớn. Quỹ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra, quĩ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụng quĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục.
Xem thêm
bảo hiểm nhân thọ nhóm
***
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển của thế giới. Để không bị gạt khỏi lề xu hướng ấy các quốc gia đều phải nỗ lực tập trung vào cải các kinh tế, đổi mới chính sách pháp luật sao cho phù hựp với trình độ phát triển chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt khi chúng ta đã tham gia rất nhiêu khu vực mậu dịch tự do, gia nhập WTO thì vấn đề này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy Việt Nam đã thực hiện chính sách “mở cửa” cho khá nhiều ngành, nhưng đối với một số ngành, lĩnh vực nhất định vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế bao cấp và còn quá non yếu trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì việc phải cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và tham gia sân chơi chung quả là một thách thức lớn. Tuy nhiên lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng của nước ta cũng đã thu được một số thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua khi cho ra nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người mua. Một trong những sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ hiện nay được khá nhiều người quan tâm đó là bảo hiểm nhân thọ nhóm
NỘI DUNG
I, Khái quát về bảo hiểm
1, Khái niệm về bảo hiểm
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “ Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”
2. Bản chất của bảo hiểm
Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quĩ chung, khi có rủi ro, quĩ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo hiểm. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên, chỉ có một số người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người không gặp tổn thất sẽ mất không số phí bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được phải có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông (the law of large numbers), càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiết kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quĩ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người tham gia càng đông thì quĩ càng lớn. Quỹ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra, quĩ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụng quĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
145 0 0 -
134 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
544 3 0 -
279 1 0
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu ôn tập Nguyên lý kế toán
116 0 0 -
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
544 3 0 -
300Hours - Free CFA Level 1 Mock Exam
303 0 0 -
Cẩm nang chinh phục Kiểm toán BIG4 (DELOITTE, PwC, KPMG, ERNST & YOUNG)
310 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P2
182 0 0 -
Slide Thẩm định dự án đầu tư P1
262 0 0