TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI VỀ QUẢN LÝ DANH MỤC
Câu 1: Trình bày các giả thuyết trong mô hình Markowitz
Bài làm:
Mô hình Markowitz dựa trên những giả định cơ sở như sau:
- Các nhà đầu tư đều là những nhà đầu tư ngại rủi ro. Với một mức rủi ro cho trước nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án đầu tư nào có lợi nhuận kỳ vọng cao hơ Tương tự, với một mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước nhà đầu tư sẽ ưa thích những phương án đầu tư có rủi ro thấp hơn.
- Các nhà đầu tư không đơn thuần theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng mà là mục tiêu tối đa hóa mức hữu dụng của khoản đầu tư .
- Việc lựa chọn và quyết định các phương án đầu tư của nhà đầu tư chỉ dựa trên hai yếu tố là thu nhập kỳ vọng và mức rủi ro của thu nhập. Mức độ hữu dụng của nhà đầu tư chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố này.
- Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tất cả các nhà đầu tư đều có cùng thời hạn đầu tư như nha
- Nhà đầu tư xem mỗi sự lựa chọn đầu tư như một phân phối xác suất của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.
- Nhà đầu tư tối đa hoá hữu dụng kỳ vọng và đường cong hữu dụng của họ biểu diễn giá trị hữu dụng biên giảm dần.
- Nhà đầu tư ước lượng rủi ro dựa vào phương sai của tỷ suất sinh lợi.
- Căn cứ quyết định của nhà đầu tư chỉ dựa vào tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro, vì vậy đường cong hữu dụng của họ là một hàm của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi.
Câu 2: Trình bày nội dung và ý nghĩa của lý thuyết quản lý danh mục đầu tư Markowitz
Bài làm:
* Công thức xác định tỷ suất sinh lợi:
Với một tài sản A, ta xác định tỷ suất sinh lợi thời điểm t như sau:
Rt = (DIVt + Pt – Pt-1) / Pt-1
Trong đó: Rt: Tỷ suất sinh lợi của tài sản thời điểm t,
Pt và Pt-1: Giá trị tài sản thời điểm t và thời điểm t-1,
DIVt: Cổ tức (dòng tiền thu nhập) trong suốt thời kỳ từ t-1 đến t.
Với giả định tỷ suất sinh lợi chứng khoán là một đại lượng ngẫu nhiên. Do vậy, nó có đầy đủ các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên như: kỳ vọng toán, phương sai, độ lệch chuẩn, giá trị tin chắc nhất, mô men, hệ số bất đối xứng, hệ số nhọn…
* Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục:
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục. ký hiệu E(Rp) được tính như sau:
Trong đó: Wi = tỷ trọng tài sản thứ i trong danh mục
E(Ri) = tỷ suất sinh lợi của tài sản thứ i.
* Phương sai (độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi của một tài sản:
Phương sai (độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi của một tài sản được xác định như sau:
* Phương sai (độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư:
Trước tiên, ta xem xét định nghĩa về hiệp phương sai. Hiệp phương sai của hai tỷ suất sinh lợi của hai chứng khoán i và j (ký hiệu Covij) được định nghĩa:
Hệ số tương quan của hai tỷ suất sinh lợi đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất sinh lợi hai chứng khoán i và j, ký hiệu ρij, được xác định:
Hệ số tương quan có tính chất: -1 ≤ ρij ≤ +1. Nếu ρij càng gần 0 thì ta gọi là tương quan lỏng lẻo, còn nếu ρij càng gần ±1 thì có sự tương quan chặt. Nếu hai chứng khoán có tỷ suất sinh lợi độc lập thì ρij = 0. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều ngược lại không đúng, tức là nếu hai tỷ suất sinh lợi của hai chứng khoán có hệ số tương quan bằng 0 thì chưa chắc chúng là độc lập.
Khi đó, độ lệch chuẩn của danh mục được xác định: