Tổng quan về Quan hệ Kinh tế quốc tế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 646.49 KB
Lượt xem: 1466
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
***
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC.
1. Một số khái niệm.
1.1. Quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ cao của một nền kinh tế với bên ngoài.
Lưu ý:
Quan hệ kinh tế đối ngoại là những bộ phận của nền kinh tế các quốc gia.
Bên ngoài (có thể hiểu là phần còn lại của thế giới).
1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.
Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.
Đứng trên góc độ một nước nhìn ra bên ngoài ta có quan hệ kinh tế đối ngoại, đứng trên góc độ không của riêng một quốc gia nào ví dụ như của các tổ chức quốc tế, của một nhà nghiên cứu hay của các chính phủ để khẳng định chính sách nói chung thì các nền kinh tế đối ngoại đan xen với nhau tạo thành quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học.
2.1. Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế:
Sẽ đi sâu ở chương VIII – Liên kết kinh tế quốc tế.
a) Nhóm các quốc gia, vùng, lãnh thổ, các nền kinh tế (ở đây vừa có quốc gia vừa có các nền kinh tế là do khái niệm quốc gia và nền kinh tế rất khác nhau: trong đa số các trường hợp thì một quốc gia là một nền kinh tế, nhưng một nền kinh tế chưa chắc đã là một quốc gia, ví dụ như khi nói Nền kinh tế EU ‘nhất là trong điều kiện liên kết kinh tế quốc tế hiện nay’, Nền kinh tế ASEAN v.v... chứ không phải riêng lẻ từng nước. Hoặc với lý do tế nhị trong quan hệ ngoại giao khuôn khổ của APEC thì người ta luôn gọi là các nền kinh tế thành viên chứ không gọi là các quốc gia thành viên như các tổ chức quốc tế khác là do trong APEC có cả Trung Quốc và Đài Loan, nếu như gọi là các quốc gia thành viên thì có nghĩa là APEC thừa nhận Đài Loan là một quốc gia mà như vậy sẽ làm cho Trung Quốc không hài lòng). Do vậy khái niệm các nền kinh tế có thể là rộng hơn hoặc hẹp hơn phạm vi quốc gia tuỳ từng trường hợp và được sử dụng rộng rãi hơn.
b) Nhóm các liên kết kinh tế quốc tế mang tính khu vực, liên khu vực, toàn cầu - Số lượng các liên kết của các chủ thể này ngày càng tăng là do xu hướng tự do hoá cũng như xu hướng hình thành các liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới ngày càng gia tăng (Các liên kết mang tính khu vực như: ASEAN, EU, NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ gồm Mỹ + Canada + Mehico; APEC – là liên kết mang tính liên khu vực vừa có Châu Mỹ vừa có Châu Á, GATT/WTO – Liên kết toàn cầu v.v...).
c) Nhóm các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB, IFC – International Financial Co-oporation v.v...).
d) Nhóm các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (FAO, UNDP, UNCTAD –United Nations Conference Trade and Development: Diễn đàn của Liên Hiệp quốc về thương mại và phát triển: Đặc thù của diễn đàn này là đứng về khía cạnh của các nước đang phát triển v.v...).
e) Nhóm các công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp v.v... – Một trong những loại hình công ty sẽ được nghiên cứu nhiều trong môn học này là các công ty xuyên quốc gia, vai trò của loại hình công ty này ngày càng đóng vai trò chủ chốt không chỉ trong thương mại mà còn trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ; Hầu như những tập đoàn lớn như IBM, Toyota, Nisan, Misubishi, Intel v.v... đều là những tập đoàn xuyên quốc gia, do vậy chiến lược hoạt động của các công ty này như thế nào về các khía cạnh như đầu tư, lý do để tiến hành sáp nhập theo chiều dọc, ngang ... sẽ là những vấn đề được đi sâu sau này.
Xem thêm
***
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC.
1. Một số khái niệm.
1.1. Quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ cao của một nền kinh tế với bên ngoài.
Lưu ý:
Quan hệ kinh tế đối ngoại là những bộ phận của nền kinh tế các quốc gia.
Bên ngoài (có thể hiểu là phần còn lại của thế giới).
1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.
Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.
Đứng trên góc độ một nước nhìn ra bên ngoài ta có quan hệ kinh tế đối ngoại, đứng trên góc độ không của riêng một quốc gia nào ví dụ như của các tổ chức quốc tế, của một nhà nghiên cứu hay của các chính phủ để khẳng định chính sách nói chung thì các nền kinh tế đối ngoại đan xen với nhau tạo thành quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học.
2.1. Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế:
Sẽ đi sâu ở chương VIII – Liên kết kinh tế quốc tế.
a) Nhóm các quốc gia, vùng, lãnh thổ, các nền kinh tế (ở đây vừa có quốc gia vừa có các nền kinh tế là do khái niệm quốc gia và nền kinh tế rất khác nhau: trong đa số các trường hợp thì một quốc gia là một nền kinh tế, nhưng một nền kinh tế chưa chắc đã là một quốc gia, ví dụ như khi nói Nền kinh tế EU ‘nhất là trong điều kiện liên kết kinh tế quốc tế hiện nay’, Nền kinh tế ASEAN v.v... chứ không phải riêng lẻ từng nước. Hoặc với lý do tế nhị trong quan hệ ngoại giao khuôn khổ của APEC thì người ta luôn gọi là các nền kinh tế thành viên chứ không gọi là các quốc gia thành viên như các tổ chức quốc tế khác là do trong APEC có cả Trung Quốc và Đài Loan, nếu như gọi là các quốc gia thành viên thì có nghĩa là APEC thừa nhận Đài Loan là một quốc gia mà như vậy sẽ làm cho Trung Quốc không hài lòng). Do vậy khái niệm các nền kinh tế có thể là rộng hơn hoặc hẹp hơn phạm vi quốc gia tuỳ từng trường hợp và được sử dụng rộng rãi hơn.
b) Nhóm các liên kết kinh tế quốc tế mang tính khu vực, liên khu vực, toàn cầu - Số lượng các liên kết của các chủ thể này ngày càng tăng là do xu hướng tự do hoá cũng như xu hướng hình thành các liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới ngày càng gia tăng (Các liên kết mang tính khu vực như: ASEAN, EU, NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ gồm Mỹ + Canada + Mehico; APEC – là liên kết mang tính liên khu vực vừa có Châu Mỹ vừa có Châu Á, GATT/WTO – Liên kết toàn cầu v.v...).
c) Nhóm các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB, IFC – International Financial Co-oporation v.v...).
d) Nhóm các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (FAO, UNDP, UNCTAD –United Nations Conference Trade and Development: Diễn đàn của Liên Hiệp quốc về thương mại và phát triển: Đặc thù của diễn đàn này là đứng về khía cạnh của các nước đang phát triển v.v...).
e) Nhóm các công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp v.v... – Một trong những loại hình công ty sẽ được nghiên cứu nhiều trong môn học này là các công ty xuyên quốc gia, vai trò của loại hình công ty này ngày càng đóng vai trò chủ chốt không chỉ trong thương mại mà còn trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ; Hầu như những tập đoàn lớn như IBM, Toyota, Nisan, Misubishi, Intel v.v... đều là những tập đoàn xuyên quốc gia, do vậy chiến lược hoạt động của các công ty này như thế nào về các khía cạnh như đầu tư, lý do để tiến hành sáp nhập theo chiều dọc, ngang ... sẽ là những vấn đề được đi sâu sau này.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình MDMS - EVN CPC
219 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135
206 0 0 -
Sổ Tay Hướng Dẫn BSCI 2.0_phiên bản đầy đủ
233 0 0 -
326 0 0
-
Cẩm nang Thiết lập và Quản lý Thư viện Dùng cho các Trường Dự án
297 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cho quả nhãn
258 0 0