18 câu hỏi và đáp án môn Kinh tế Thương mại
Số trang: 39
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.45 MB
Lượt xem: 5794
Lượt tải: 10
Thông tin tài liệu
Câu 1 : Cơ sở hình thành, khái niệm, đặc trưng cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Thương mại trong nền kinh tế thị trường.
a .Cơ sở hình thành của Thương Mại:
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất với người tiêu dung. Mối quan hệ tra đổi hàng tiền đó chính là lưu thông hàng hóa.
Sản xuất và lưu thông hàng hóa là phạm trù lịch sử, lưu thông hàng hóa sinh ra ngay từ thời kì chiếm hữu nô lệ thay cho chế độc ộng sản nguyên thủy. Trong thời kì này, trong xã hội đã có sự phân công giữa chăn nuôi và trồng trọt và những người chủ nô khác nhau chiếm hữu những thặng dư của những người nô lệ làm ra khi đã bắt đầu có sản phẩm thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần dần nó phát triển đi đôi với sản xuất hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông thì tra đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa.
Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dung và cả trong hoạt động mua bán giữa họ với nhau. Lao động đó cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như lao động ở những lĩnh vực khác lao động trong lưu thông hàng hóa đòi hỏi được chuyên môn hóa cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm thực hiện thì việc chuyên môn hóa lao động xã hội sẽ rất hạn chế. Việc phân công lao động xã hội không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các đơn vị sản xuất dẫn tới hậu quả năng suất lao động sẽ rất thấp, hiệu quả không cao, Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời của các ngành lưu thông hàng hóa- các ngành thương mại- dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật, các ngành thương mại- dịch vụ phát triển hết sức đa dạng.
b. Khái niệm Thương Mại:
Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt động kinh tế nhằm mực tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ có 1 bên là người nước ngoài thì gọi là thương mại quốc tế. Với cách tiếp cận này thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại lí mua bán hàng hóa, gia công thương mại, đánh dấu hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội trợ triển lãm thương mại, dịch vụ phát triển kinh doanh.
c. Đặc trưng cơ bản của Thương mại:
+ Thương mại hàng hóa dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Xuất phát từ nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta cho thấy sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế tham gia thực hiện các hoạt động kinh tế, đó là các thành phần : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triển kinh tế dưa thương mại phát triển trong điều kiện hội nhập.
+Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lí của nhà nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo nền kinh tế thị trường không thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản than hoạt động thương mại dịch vụ đặt ra. Do vậy tác động của nhà nước đến các hoạt động thương mại trong nước và ngoài nước là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lí đó của nhà nước đối với thương mại được thể hiện qua các chính sách,chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sứ dụng các công cụ đó để quản lí các hoạt động thương mại phát triển trong kỉ cương, kinh doanh theo đúng nguyên tắc thị trường.
+Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Tự do thương mại làm cho làm cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng thông suốt là điều kiện nhất thiết để phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa. Sản xuất được cởi mở, nhưng việc buôn bán những sản phẩm ấy bị gò bó hạn chế thì rút cuộc sản xuất cũng bị kìm hãm.
+Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán hàng hóa theo giá trị thị trường tạo động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để daonh nghiệp vươn lên (làm giàu).
Xem thêm
a .Cơ sở hình thành của Thương Mại:
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất với người tiêu dung. Mối quan hệ tra đổi hàng tiền đó chính là lưu thông hàng hóa.
Sản xuất và lưu thông hàng hóa là phạm trù lịch sử, lưu thông hàng hóa sinh ra ngay từ thời kì chiếm hữu nô lệ thay cho chế độc ộng sản nguyên thủy. Trong thời kì này, trong xã hội đã có sự phân công giữa chăn nuôi và trồng trọt và những người chủ nô khác nhau chiếm hữu những thặng dư của những người nô lệ làm ra khi đã bắt đầu có sản phẩm thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần dần nó phát triển đi đôi với sản xuất hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông thì tra đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa.
Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dung và cả trong hoạt động mua bán giữa họ với nhau. Lao động đó cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như lao động ở những lĩnh vực khác lao động trong lưu thông hàng hóa đòi hỏi được chuyên môn hóa cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm thực hiện thì việc chuyên môn hóa lao động xã hội sẽ rất hạn chế. Việc phân công lao động xã hội không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các đơn vị sản xuất dẫn tới hậu quả năng suất lao động sẽ rất thấp, hiệu quả không cao, Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời của các ngành lưu thông hàng hóa- các ngành thương mại- dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật, các ngành thương mại- dịch vụ phát triển hết sức đa dạng.
b. Khái niệm Thương Mại:
Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt động kinh tế nhằm mực tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ có 1 bên là người nước ngoài thì gọi là thương mại quốc tế. Với cách tiếp cận này thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại lí mua bán hàng hóa, gia công thương mại, đánh dấu hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội trợ triển lãm thương mại, dịch vụ phát triển kinh doanh.
c. Đặc trưng cơ bản của Thương mại:
+ Thương mại hàng hóa dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Xuất phát từ nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta cho thấy sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế tham gia thực hiện các hoạt động kinh tế, đó là các thành phần : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triển kinh tế dưa thương mại phát triển trong điều kiện hội nhập.
+Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lí của nhà nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo nền kinh tế thị trường không thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản than hoạt động thương mại dịch vụ đặt ra. Do vậy tác động của nhà nước đến các hoạt động thương mại trong nước và ngoài nước là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lí đó của nhà nước đối với thương mại được thể hiện qua các chính sách,chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sứ dụng các công cụ đó để quản lí các hoạt động thương mại phát triển trong kỉ cương, kinh doanh theo đúng nguyên tắc thị trường.
+Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Tự do thương mại làm cho làm cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng thông suốt là điều kiện nhất thiết để phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa. Sản xuất được cởi mở, nhưng việc buôn bán những sản phẩm ấy bị gò bó hạn chế thì rút cuộc sản xuất cũng bị kìm hãm.
+Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán hàng hóa theo giá trị thị trường tạo động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để daonh nghiệp vươn lên (làm giàu).