Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương - Hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.29 KB      Lượt xem: 1534      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương - Hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội

***

MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, tồn tại rất nhiều các loại quan hệ xã hội khác nhau. Và để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau đã ra đời. Bao gồm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị...Và nếu như mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội thì sẽ góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào các chuẩn mực xã hội cũng luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi sai lệch làm phá vỡ hiệu lực, tính ổn định. Vậy, đó là những hành vi nào, hậu quả của nó gây ra là gì? Để làm rõ hơn vấn đề này, trong phạm vi bài tập lớn học kì, em xin lựa chọn đề tài số 11: “Phân tích nội dung một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội” để trình bày những tìm hiểu của mình về vấn đề trên.

NỘI DUNG

  1. Một số khái niệm
  2. Khái niệm chuẩn mực xã hội

Theo Tập bài giảng Xã hội học của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.

Chuẩn mực xã hội thường được biểu hiện dưới hai hình thức: chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn

Chuẩn mực xã hội thành văn là loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của nó thường được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức khác nhau.

Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.

Chuẩn mực xã hội bất thành văn là những loại chuẩn mực xã hội mà các quy tắc, yêu cầu của nó thường không được ghi chép lại thành các văn bản; chúng chủ yếu tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của mình bằng con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Có ba loại chuẩn mực xã hội bất thành văn cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ.

  1. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội

Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau:

- Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch).

- Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội (tình huống sai lệch)

Ở đây, chúng ta quan tâm tới sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất– hành vi sai lệch.

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.

- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phỏ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội, đây những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội.

Như vậy, có thể thấy, hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội đó là những hiện tượng, hành vi có tính chất chống đối xã hội và tạo ra trạng thái nguy hiểm cho xã hội bao gồm: Hiện tượng nghiện hút ma túy, Hiện tượng say rượu, Hiện tượng hooligan, hiện tượng tự tử, và hiện tượng tha hóa về đạo đức...

  1. Một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội

Đó là những hiện tượng, hành vi có tính chất chống đối xã hội và tạo ra trạng thái nguy hiểm cho xã hội, bao gồm:

  1. Hiện tượng nghiện hút ma tuý
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi