Bài tập lớn Luật Thương Mại - Công ty hợp danh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.55 KB      Lượt xem: 2631      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Bài tập lớn luật thương mại - Công ty hợp danh

***

Trong Luật Doanh nghiệp năm 1999, công ty hợp danh xuất hiện lần đầu như một loại hình doanh nghiệp mới. Việc có mặt của loại hình doanh nghiệp này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho các nhà kinh doanh, thu hút được nguồn vốn cả trong và ngoài nước, thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập. Luật Doanh nghiệp 2005 tiếp tục củng cố chặt chẽ hơn những qui định về loại hình doanh nghiệp này. Đề tài “Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh” sẽ phần nào đó thể hiện rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này.

1.Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh

1.1 Khái niệm

Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Công ty đối nhân là những công ty thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân giữa các thành viên tham gia, su hùn vốn chỉ là yếu tố thứ yếu; thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên và phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, tức là chủ nợ có thể đòi bất kì thành viên nào toàn bộ số nợ của công ty và trách nhiệm này của các thành viên là như nhau, nếu giữa họ có sự thỏa thuận nào khác về việc chịu trách nhiệm tài sản thì sẽ lập tức chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Khác với công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên chịu trách nhiệm tài sản khác nhau, có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn) còn các thành viên khác chịu trách nhiệm hữu hạn (thành viên góp vốn). Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiêp 2005 có nội hàm từ khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước, khác biệt ở chỗ nó bao hàm chung cả hai loại công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Việc gộp chung hai loại hình này dựa trên những điểm tương tự về mặt qui chế pháp lí của chúng là điểm riêng của Luật doanh nghiệp Việt Nam khi định nghĩa về công ty hợp danh, song cũng còn tạo nên những điểm vướng mắc như liên quan đến giải thể công ty.

1.2  Đặc điểm

1.2.1 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Luật quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đây là điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiệp năm 1999 và cũng khác với hầu hết pháp luật các nước. Đối chiếu với quy định về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005, tại Khoản 3 Điều 84: “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”, ta thấy việc Luật quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là có sự mâu thuẫn, bởi một trong các yếu tố của pháp nhân là: phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nhưng ở công ty hợp danh thì tài sản của công ty không hoàn toàn độc lập với tài sản của các thành viên hợp danh do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn mà các thành viên này phải chịu. Theo đó, có quan điểm cho rằng, không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và các thành viên cụ thể là thành viên hợp danh, do đó công ty hợp danh không thể là pháp nhân.

 

 

Tuy nhiên, nếu không thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh thì việc tham gia tố tụng hay giao dịch với bên thứ ba của loại hình doanh nghiệp này sẽ trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phải có một số những kỹ thuật pháp lý khác phù hợp hơn mà luật chưa qui định, công việc này không đơn giản và phức tạp hơn việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi