BT luật ngân hàng - Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - BT Luật Ngân hàng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 632.65 KB      Lượt xem: 1658      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - Bài tập Luật Ngân hàng

***

1.1.Bên cho vay.

Trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, bên cho vay thông thường là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trở thành chủ thể cho vay phải thoả mãn các điều kiện theo Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng :

- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.

- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD), muốn trở thành chủ thể cho vay trong hoạt động tín dụng (HĐTD) thì chỉ cần thoả mãn các điều kiện như có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có người đại diện hợp pháp. Trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của loại tổ chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động ngân hàng đươc phép thực hiện.

1.2. Bên vay.

Theo Điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện sau (về nguyên tắc, những điều kiện này có tính chất bắt buộc chung với mọi chủ thể đi vay trong mọi hợp đồng tín dụng):

“ 1.Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Tóm lại, việc pháp luật quy định các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay và bên đi vay trong hợp đồng tín dụng, ngoài mục đích thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động tín dụng còn có ý nghĩa là giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2.2. Các quy định của pháp luật về quy trình cho vay vốn của các TCTD

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi