Các chức năng cơ bản của gia đình - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.89 KB      Lượt xem: 2005      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Các chức năng cơ bản của gia đình - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương

***

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng các thế hệ về cả thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng - xã hội và hơn nữa là trở thành những con người lương thiện, sống có ích, có nghĩa, có tình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.Vậy gia đình có những chức năng gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đồi với lĩnh vực pháp luật?

Nội dung

Để hiểu được những vấn đề trên trước hết trước hết ta phải hiểu được khái niệm gia đình là gì?

  1. Khái niệm gia đình.

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất ngiều quan điểm về gia đình.Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, như:

Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.( )

Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.( )

“Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con(3)

Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ): "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này"(4)

Tóm lại Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.

  1. Các chức năng cơ bản của gia đình

 “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”(5)  Gia đình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội.

Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình. Quan hệ giữa gia đình và xã hội cũng như quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình thông qua việc thực hiện các chức năng của gia đình, do đó trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của xã hội học gia đình. Các nhà xã hội học đã nghiên cứu về gia đình trên các cấp độ cả vi mô và vĩ mô đã cho thấy gia đình có các chức năng cơ bản sau: chức năng kinh tế, chức năng tái sinh sản, duy trì nói giống và chức năng giáo dục.

2.1 Chức năng kinh tế

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi