Các tổ chức quốc tế

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 890.85 KB      Lượt xem: 1565      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Các tổ chức quốc tế

I/Tổ chức thương mại thế giới WTO: quá trình thành lập, nguyên tắc hoạt động, mục tiêu của tổ chức

 Ø  Quá trình thành lập :
      WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
      WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
     Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
      Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
      Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948.
      Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập
      Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
 
Ø  Nguyên tắc hoạt động :
     Được tổng hợp từ 29 văn bản pháp luật riêng biệt và 25 tuyên bố bổ sung khác, thành 5 nguyên tắc cơ bản định hướng hoạt động cho WTO gồm:
a) Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xữ (non discrimination): được thực hiện dưới 2 hình thức:
-           Hình thức tối huệ quốc(MFN): Được diễn dịch là mỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ một nước nào khác hay phân biệt đối xữ chống lại nước đó (trên cơ sở bình đẳng và phân chia lợi ích mậu dịch ở mọi lĩnh vực). Riêng các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế thấp kém có thể hưởng lợi ích từ điều kiện thương mại thuận lợi nhất ở bất cứ nơi nào mỗi khi các điều kiện thương mại được đưa ra đàm phán.
Ngày nay, qui chế “tối huệ quốc” được hiểu như là sự bình thường hóa quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn.
-           Hình thức đối xữ quốc gia (National treatment): Đối xữ quốc gia(NT) được hiểu là: “khi hàng hóa thâm nhập vào một thị trường, sẽ phải được đối xữ không kém ưu đãi về thuế, điều kiện vệ sinh, v.v… so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước đó”. Sự đối xử quốc gia thường chỉ là kết quả của cuộc đàm phán, thương lượng giữa các nước thành viên với nhau.
 b) Nguyên tắc tạo điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi và tự do hơn thông qua đàm phán. Tức là mỗi nước phải thiết lập được lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho việc thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Các nước thành viên phải có nghĩa vụ tạo môi trường lành mạnh , công khai , bình đẳng giữa các sản phẩm sản xuất trong nước mình và sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
c) Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước: Được thể hiện qua việc các nước thành viên không được thay đổi các chính sách , pháp luật về kinh tế một cách tuỳ tiện, đặc biệt là hàng rào thương mại, gây trở ngại cho các nhà doanh nghiệp và nhà nhập khẩu khi thực hiện các kế hoạch, các chính sách thương mại của mình.
d) Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng: Các nước thành viên phải cam kết giảm dần đi đến cắt bỏ các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng (như trợ giá, tài trợ xuất khẩu), phải chống bán phá giá, từ bỏ các biện pháp ưu đãi, đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại, kể cả ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.
e) Nguyên tắc chấp nhận dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển: như ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển (hay chậm phát triển) vào thị trường nội địa của các nước công nghiệp phát triển (theo qui định “Hệ thống ưu đãi thuế quan tổng quát” – Genenalized Systems of preference). Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển được ưu đãi không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của WTO như các nước công nghiệp phát triển, được kéo dài lộ trình thời gian điều chỉnh, sửa đổi các chính sách thương mại, kinh tế để phù hợp dần với các qui định của WTO.
 
Ø  Mục tiêu : 
 WTO tập trung vào 4 nhóm mục tiêu lớn gồm :
-           Tự do hóa thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ thông qua các cuộc đàm phán, loại bỏ thuế quan cùng các hạn chế về số lượng hàng hóa, các trở ngại phi thuế quan khác.
-           Không phân biệt đối xữ thông qua chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đối xữ quốc gia (NT); vận dụng mềm dẽo các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo các thoả thuận riêng và các ngoại lệ.
-           Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho mở rộng thương mại quốc tế với đảm bảo thông suốt, chắc chắn và dự báo được các diễn biến có thể xãy ra.
-           Tăng cường khả năng trao đổi, tham khảo ý kiến giữa các nước thành viên trong giải quyết các tranh chấp thương mại để hạn chế thiệt hại, đảm bảo thể chế hóa qui chế chung và sự tôn trọng các điều ước đã ký.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi