Giáo trình Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao - ĐH Kinh Tế TP HCM
Số trang: 340
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.02 MB
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
1 Chuyên đề 5 KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ ĐẢM BẢO NÂNG CAO NỘI DUNG CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ ĐẢM BẢO NÂMG CAO PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ ĐẢM BẢO I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 1. Khái niệm, bản chất kiểm toán Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc kế toán là đưa ra các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) và những chỉ tiêu phân tích, đề xuất giúp cho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn. Vì thế, mọi người sử dụng thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các thông tin trung thực và hợp lý. Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán. Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình Kiểm toán đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) Kiểm toán là việc các Kiểm toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC. 2. Phân loại kiểm toán 2.1. Căn cứ vào mục đích, kiểm toán có 3 loại: 2 a) Kiểm toán hoạt động: là việc KTV hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán. Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan. Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động. b) Kiểm toán tuân thủ: là việc KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật,...
Xem thêm
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
243 0 0 -
187 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
618 3 0 -
332 1 0