Kiểm toán hiệu quả, hiệu năng hoạt động sản xuất

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 934.83 KB      Lượt xem: 1738      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

KIỂM TOÁN HIỆU QUẢ, HIỆU NĂNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

I. ĐÁNH GIÁ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT.
Thực hiện đánh giá nhu cầu đối với sản xuất, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá hiệu quả và hiệu năng quản lý trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất sẽ tập trung vào 3 nhóm tiêu chí là các tiêu chí liên quan đến sự sáng tạo, ứng dụng những sáng kiến trong sản xuất; các tiêu chí liên quan đến kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp; các tiêu chí về phát triển kế hoạch sản xuất hiện có. Sở dĩ phải đánh giá 3 nhóm tiêu chí này vì để xem xét hiệu quả, hiệu năng hoạt động sản xuất trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất có các nhiệm vụ như tư vấn cho bộ phận quản lý đưa ra quyết định về khả năng sản xuất những sản phẩm mong muốn, cung cấp những lựa chọn mới cho doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp thông tin ban đầu về phát triển kỹ thuật mới có thể làm tăng năng suất hay giảm chi phí, tiến hành nghiêm cứu và xem xét tính khả thi của những nghiên cứu về sản phẩm.

1. Các tiêu chí liên quan đến khả năng sáng tạo, ứng dụng những sáng kiến trong sản xuất:
Kiểm toán viên đưa ra các tiêu chí cụ thể liên quan đến bộ phận sản xuất đã tiến hành nghiên cứu các phương án sản xuất mới như thế nào cho sản phẩm hiện tại. Cụ thể các tiêu chí đánh giá có thể đưa ra như:
- Việc nghiên cứu phương án sản xuất mới đã quan tâm đến phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp hay vượt quá khả năng nguồn lực của doanh nghiệp? Cụ thể  trong việc nghiên cứu phương án sản xuất mới đã đề cập rõ đến mức độ nào về sự phù hợp giữa phương án mới với nguồn lực của doanh nghiệp.
Ví dụ cho tiêu chí này: Công ty sản xuất bột giặt Omo lên phương án sản xuất sản phẩm bột giặt Omo Comfort, đây là sản phẩm có đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm khác là có thêm mùi hương của nước xả vải Comfort.
Khi kiểm toán viên tiến hành đánh giá thì sẽ tiến hành đánh giá tập trung vào mức độ nghiên cứu, quan tâm của nhà quản lý và bộ phận sản xuất về sự phù hợp giữa nguồn lực của công ty và phương án sản xuất mới.
- Nếu nhà quản lý và bộ phận sản xuất  chỉ quan tâm nghiên cứu các yếu tố như nhân công, tình hình tài chính có đủ để đáp ứng phương án sản xuất mới này cho thấy việc nghiên cứu phương án sản xuất này chưa được chú trọng, chưa được doanh nghiệp quan tâm sâu sắc.
- Nếu nhà quản lý và bộ phận sản xuất ngoài việc quan tâm đến yếu tố nhân công, tình hình tài chính còn quan tâm đến các yếu tố khác như dây chuyền công nghệ hiện nay có đáp ứng được việc sản xuất sản phẩm này hay không thì chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng vào khâu nghiên cứu phương án sản xuất. Kiểm toán viên cũng xem xét việc doanh nghiệp đưa ra cách giải quyết vấn đề như thế nào, doanh nghiệp đã chú trọng áp dụng các sáng kiếm được đề xuất ra trong việc nghiên cứu phương án cho sản phẩm này như: Liên kết với bên sản xuất nước xả vải Comfort để học hỏi công nghệ đồng thời giúp quảng bá cho sản phẩm nước xả vải comfort.
- Việc nghiên cứu phương án sản xuất mới đã quan tâm đến sự nâng cao sức sản xuất chi phí, của lao động, của tài sản cố định hay không?
- Việc nghiên cứu phương án sản xuất mới đã đề cập đến sức sinh lợi của chi phí, của lao động hay chưa?
- Việc đưa ra các sáng kiến có được chú ý vận dụng một cách thích hợp hay không?
 Để sản xuất ra sản phẩm không phải chỉ có sự tham gia của bộ phận sản xuất mà còn có sự tham gia của các bộ phận khác như bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. Kiểm toán viên không những xem xét mức độ sáng tạo và vận dụng sáng kiến bên trong bộ phận sản xuất mà còn xem xét bộ phận sản xuất đã tư vấn với các bộ phận chức năng khác để phát triển sản phẩm mới trong quan hệ với năng lực sản xuất ở những mức độ khác nhau. Để xem xét kiểm toán viên dựa vào các chỉ tiêu đánh giá bộ phận sản xuất đã có sự tư vấn tích cực cho các bộ phận khác cùng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm với các phương án mới hay không? Hay chỉ tiêu về mức độ tham gia của các bộ phận khác trong việc nghiên cứu, đề xuất phương án sản xuất mới.

2. Các tiêu chí liên quan đến kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.
  Đánh giá việc lập kế hoạch trong sản xuất được thực hiện theo mục tiêu của việc lập kế hoạch đó, đó là: đưa ra cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào, kết hợp với năng lực, lựa chọn phương thức xử lý để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất trên cả góc độ chi phí và thời gian.Theo cách tiếp cận đánh giá này, bộ phận sản xuất được xem là một đối tác trong kế hoạch dài hạn bởi bộ phận sản xuất sẽ là một trong các bên đưa ra các cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Để đánh giá, kiểm toán viên nên tập trung vào vai trò hợp tác của bộ phận sản xuất với các bộ phận có liên quan, đánh giá cũng có thể hướng theo các giải pháp sử dụng hiệu quả đầu vào hoặc tìm kiếm các cách xử lý các yếu tố đầu vào hay các yếu tố thay thế. Cũng có thể kiểm toán viên tập trung vào xem xét việc doanh nghiệp tìm kiếm những giải pháp mới cải tiến quy trình sản xuất đem lại hiệu quả hơn. Dựa trên việc xem xét các khía cạnh đó, kiểm toán viên có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá như:
- Mức độ tham gia của bộ phận sản xuất vào xây dựng kế hoạch dài hạn.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi