Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng
***
Đối tượng:
-kiểm toán về cơ cấu nghiệp vụ tín dụng để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế qua cơ cấu.
-Kiểm toán tổ chức nghiệp vụ tín dụng:
cơ cấu tổ chức, qui trình nghiệp vụ tín dụng
-Đánh giá vào từng món vay.
Mục tiêu:
-Nhằm đánh giá tính toán đúng đắn về tổ chức và thực hiện nghiệp vụ tín dụng như về chính sách chiến lược tín dụng, các điieù kiện khung cho hoạt động tín dụng.
-Đánh giá về tính phù hợp của khoản vay, tính chính xác, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán như đánh giá về dư nợ, lãi suất, nợ qúa hạn, dự phòng, tài sản đảm bảo.
-Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng.
-Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng với kết quả tài chính của hoạt động ngân hàng.
Nội dung của kiểm toán tín dụng:
1.Kiểm toán cơ cấu tín dụng:
-Tại sao; Vì hiệu quả và rủi ro tín dụng thể hiện ngay trên cơ cấu của tín dụng.
-Làm thế nào để đánh giá cơ cấu:
+Nghiên cứu và đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng, ưu tiên kế hoạch nào, loại hình tín dụng nào.
+Phân tổ danh mục tín dụng theo các tiêu thức khác nhau ( Giá trị, ngành nghề, tài sản đảm bảo, thành phần kinh tế)
+Lập danh mục các số dư nợ, khoản vay có vấn đề, lập danh sách các khách hàng vay có mối liên hệ mật thiết, các nhóm khách hàng so sánh 15% VTC qua đó phân tích cơ cấu tín dụng
- Kiểm toán về cơ cấu tổ chức nghiệp vụ tín dụng:
-Đánh giá việc bố trí, tổ chức phòng ban chức năng cho nghiệp vụ tín dụng có hợp lý và hiệu quả hay không .
-Đánh giá xem ngân hàng có các bộ phận trung gian và bộ phận tham mưu cho phòng tín dụng hay không ( Uỷ ban quản lý tín dụng, uỷ ban quản lý, tín dụng lớn + nhỏ, thẩm định, xếp loại, chính sách và qui trình tín dụng)
-Đánh giá về số lượng trình độ tín dụng.
-Đánh giá về hệ thống kết nối điện toán trong nhân viên tín dụng.
-Đánh giá kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng.
- kiểm toán về quy trình nghiệp vụ tín dụng:
*Nhằm mục đích:
-Đánh giá các văn bản về quy trình nghiệp vụ tín dụng.
-Đánh giá trên thực tế các văn bản có thực hiện nghiêm túc hay không.
*Cách thức đánh giá :
-Hình dung quy trình cấp tín dụng lý tưởng.
-Thu thập tất cả các văn bản về qui trình nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng cơ sở và mô tả bằng tường thuật, bảng hỏi.
-So sánh qui trình của ngân hàng với qui trình lý tưởng để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, vùng tiềm ẩn rủi ro.
-Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát , cộng phỏng vấn cán bộ tín dụng.
-Đánh giá về rủi ro kiểm soát .
*Nội dung đánh giá:
+Thực chất là việc đánh giá qui trình cấp tín dụng thông qua việc nghiên cứu các bước của qui trình này;
-Tiếp xúc khách hàng xem xét đơn.
-Thẩm định
-Quyết định cho vay, cam kết cho vay, giải ngân.
-Giám sát tín dụng
-Quản lý hồ sơ tín dụng, lưu trữ tài sản thế chấp
-Thanh lý hợp đồng, xử lý nợ xấu