Kinh tế học pháp luật về thuế -Thuế và hàng hóa công

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 564.13 KB      Lượt xem: 1513      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Kinh tế học pháp luật về thuế - Thuế và hàng hóa công

***

Trong đời có hai thứ mà bạn không thể tránh: chết và thuế. Có những người cho rằng thuế còn tệ hơn chết. Tại sao chúng ta phải đóng thuế? Một chánh án của tòa án tối cao Mỹ đã nói: "Thuế là cái giá ta phải trả cho một xã hội văn minh".

Nhà nước cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ như quốc phòng, cầu đường, công viên. Đây là những hàng hóa "công", nghĩa là nhiều người có thể sử dụng chúng cùng một lúc. Một trái táo là một hàng hóa tư, vì nếu tôi mua và ăn trái táo này thì bạn không thể ăn nó nữa. Nhưng nếu tôi đi dạo trong công viên thì việc đó không hề cản trở bạn "sử dụng" công viên.

Thị trường tư nhân thường không cung cấp những hàng hóa mang bản chất công cộng, vì khó có thể bắt mọi người phải trả tiền khi sử dụng hàng hóa này. Hoặc trong trường hợp một công viên, người ta tin rằng theo lẽ công bằng thì mọi người đều được tự do sử dụng công viên. Tôi sẽ không muốn sản xuất một mặt hàng khi không thể ngăn cản những người sử dụng không trả tiền. Nhưng những hàng hóa công này là quan trọng đối với quốc phòng và chất lượng sống, vì thế nhà nước phải vào cuộc và trả tiền cho việc tạo ra chúng, tài trợ cho những dự án này bằng nguồn thu từ thuế.

Tương tự, loại hàng hóa như giáo dục tiểu học và y tế cơ bản mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ riêng những ai "tiêu dùng" chúng. Người được giáo dục và khỏe mạnh có năng suất cao hơn, nên việc cung cấp hàng hóa này có lợi cho tất cả chúng ta. Các nhà kinh tế gọi đây là tác động "lan tỏa" vì việc sử dụng hàng mang lại lợï ích cho mọi người, không chỉ riêng cho người sử dụng trực tiếp. Do đó, tất cả chúng ta phải cùng chia sẻ trách nhiệm tài trợ để sản xuất đầy đủ những hàng hóa này. Nhà nước sử dụng tiền thuế để trả cho những mặt hàng này để tất cả chúng ta đều có lợi.

Trách nhiệm của người đóng thuế

“Thuế là cái chúng ta phải trả cho một xã hội văn minh”. Ý nghĩa của câu nói này là những công dân chúng ta có nghĩa vụ phải tài trợ cho các hoạt động mà xã hội chúng ta tin rằng chính phủ nên đầu tư. Song song với trách nhiệm này là nhu cầu được biết và theo dõi số tiền đóng góp từ công sức của chúng ta được chính phủ chi tiêu như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho người dân theo dõi bằng cách công khai ngân sách nhà nước trên trang web của Bộ Tài chính.

Từ trang web này, người ta dễ dàng có thông tin tiền thuế được chi tiêu ở đâu. Ví dụ, trong năm 2000 (năm gần nhất có số liệu về chi tiêu thực tế), 57% chi ngân sách nhà nước dành cho dịch vụ kinh tế – xã hội. Trong đó, 21% chi cho giáo dục và đào tạo, 17,4% chi lương hưu và phúc lợi xã hội. Trong kế hoạch ngân sách 2002, chi cho dịch vụ kinh tế xã hội là 53% , trong đó giáo dục và đào tạo chiếm 25% , lương hưu và phúc lợi xã hội chiếm 17,4%.

Phần quyết toán chi tiêu của các Bộ và Cơ quan Trung ương cũng được công khai. Ví dụ, theo thông tin trên trang web này, Bộ Giao thông Vận tải nhận 4,3% tổng chi tiêu ngân sách nhà nước năm 2000. Trong đó, 82% được chi đầu tư xây dựng cơ bản, 15% dành cho dịch vụ kinh tế – xã hội và 0,5% dành cho “chương trình quốc gia”. Phần chi tiêu dịch vụ kinh tế xã hội cũng được phân thành những hạng mục. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải dành 87% cho “sự nghiệp kinh tế” (tiếc rằng không có phần giải thích chi tiết về các khoản mục chi ngân sách này).

Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đóng thuế để tài trợ cho “xã hội văn minh” của mình, nhưng cũng phải yêu cầu các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm về cách thức chi tiêu. Trang web của Bộ Tài chính là một bước tiến để đạt mục tiêu này.

Cạnh tranh thuế

Một cách dễ thu hút doanh nghiệp là giảm thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Xu hướng cạnh tranh thuế quốc tế đang tăng lên do tính lưu động ngày càng cao của vốn và lao động. Có nhiều ý kiến ủng hộ cũng như chỉ trích xu hướng này.

Phe ủng hộ giảm thuế thường lấy Ireland làm ví dụ. Quốc gia 3,8 triệu dân này có thuế thu nhập công ty chỉ 10% và trong vài năm qua nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn cả Nhật hay Ý. Thu nhập bình quân đầu người của Ireland đã nhanh chóng bắt kịp với các nước còn lại ở châu Âu. Có ba lập luận thường được đưa ra.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi