Những bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và Các kiến nghị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.04 KB      Lượt xem: 1344      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Những bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và các kiến nghị sửa đổi, bổ sung

***

 Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi chứng khoán. Ở thị trường này, có nhiều chủ thể tham gia với những tư cách khác nhau như tổ chức phát hành chứng khoán, nhà đầu tư, các chủ thể trung gian… nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau về vốn, lợi nhuận. Trong các quan hệ đó, sẽ có những xung đột lợi ích dẫn đến việc có những chủ thể tiến hành các hành vi xâm hại đến lợi ích của chủ thể khác. Những hành vi đó còn có thể gây nên những hệ quả tiêu cực trên TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Để thực hiện trách nhiệm này, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh và xử lý đối với những hành vi vi phạm trên TTCK.

Hiện nay, các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được quy định trong Nghị định 108/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/09/2013 (Nghị định 108). Văn bản này thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ (Nghị định 85) và đã cụ thể hóa một số quy định trong Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010. Nghị định 108 đã: (i) đưa ra những hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi chào bán chứng khoán, bao gồm chào bán chứng khoán riêng lẻ, đại chúng trong nước và chào bán ra nước ngoài, điều này đã mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh của pháp luật so với Nghị định 85; (ii) quy định chi tiết hơn các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với từng loại hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; (iii) mức xử phạt cũng được quy định cao hơn, phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012 và xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, Nghị định 108 còn có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, các biện pháp bổ sung của Nghị định 108 nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện.

     Khoản 3 Điều 3 Nghị định 108 quy định nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nhưng những quy định này vẫn còn có điểm cần bàn. Đó là biện pháp: “Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán…”. Quy định của Nghị định mới đã bỏ đi phần trách nhiệm trả: “thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc…” của tổ chức vi phạm khi thực hiện hoạt động chào bán trái quy định đã từng được quy định trong khoản 5 Điều 7 Nghị định 85.

    Có người lý giải rằng, việc tổ chức vi phạm quy định hoạt động chào bán chứng khoán sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các pháp luật liên quan nên không cần phải trả thêm tiền lãi tính theo lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, điều này là không hợp lý, bởi lẽ đây là một thiếu sót trong hoạt động lập quy. Điều này được thể hiện rõ nét trong điểm a, khoản 4 Điều 4 và Điều 5 của Nghị định 108[1]. Thiếu sót này dẫn đến mâu thuẫn trong các quy định của Nghị định 103. Vì về nguyên tắc, Điều 3 của Nghị định 108 quy định về hình thức xử phạt VPHC và biện pháp khắc phục hậu quả thì các hình thức xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục của các hành vi vi phạm cụ thể phải tuân thủ theo quy định chung tại Điều 3. Tuy nhiên trên thực tế, điểm a, khoản 4 Điều 4 và Điều 5 của Nghị định lại ghi nhận một biện pháp khắc phục hậu quả không được nêu trong Điều 3.

    Vì vậy, theo chúng tôi, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 108 thành: “Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm; tổ chức chào bán chứng khoán trái quy định pháp luật phải chi trả thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt VPHC”.

    Thứ hai, quy định về xử phạt đối với hành vi chào bán chứng khoán riêng lẻ trong Nghị định 108 là không phù hợp với pháp luật hiện hành.

    Điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 108 quy định: “Thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hoặc chưa được UBCKNN thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký” là hành vi trái pháp luật và bị xử phạt. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và Điều 8 Nghị định 58/NĐ/CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định 58) thì cơ quan quản lý chào bán chứng khoán riêng lẻ bao gồm nhiều cơ quan như: Ngân hàng Nhà nước, Sở Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính…[2]. Nếu vậy, mặc dù đã đăng ký với cơ quan theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 58 nhưng tổ chức phát hành vẫn sẽ bị xử phạt nếu như cơ quan mà tổ chức phát hành đăng ký không phải là UBCKNN. Điều này là rất vô lý. Do vậy, quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi