Phân tích những Phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài tập học kỳ Tư tưởng HCM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.32 KB      Lượt xem: 1524      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh

***

LỜI NÓI ĐẦU

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kì nhất định. Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.  Để làm rõ hơn vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh” .

NỘI DUNG

  1. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con Người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Về những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm:

Một là, với đất nước, dân tộc phải: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Hai là, với mọi người phải: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.

Ba là, với mình phải thực sự: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có “Tinh thần quốc tế trong sáng”.

Đó là bốn phẩm chất chung cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.

  1. Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới
  2. Trung với nước, hiều với dân

Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất, quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Trung, hiếu là những khái nhiệm đã có trong tư tuởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới. Trước kia trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung chủ yếu của Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”; thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước. Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy. Cụ thể hơn, Trung với nước là:

  • Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
  • Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
  • Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Còn Hiếu với dân, có nghĩa là không chỉ hiếu thảo với cha mẹ mình, mà còn phải hiếu thảo với cha mẹ của người khác, hiếu thảo với nhân dân, gắn bó với nhân dân; bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ich đều là vì dân, bao nhiêu lực lượng đều là ở dân….Người khẳng định : nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Tư tưởng Hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với nhân dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Theo Hồ Chí Minh lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người làm chủ đất nước, quyền thì hưởng, còn trách nhiệm thì phải làm tròn. Có được cái đức ấy thì người cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi