Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức - Bài tập nhóm Luật Hành chính

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.09 KB      Lượt xem: 1374      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức - Bài tập nhóm Luật Hành chính

***

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ đó được gọi là quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân này trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin tìm hiểu đề tài“Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức”.

Do hiểu biết trong về vấn đề này còn hạn chế nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng emkính mong sẽ nhận được những ý kiến đáng giá, phê bình của thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

1. Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính

1.1 Định nghĩa quan hệ pháp luật hành chính

Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ hành chính nhà nước. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên quan hệ pháp luật hành chính rất gần gũi, phong phú và đa dạng, phát sinh trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được diều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

Vì là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật nên quan hệ pháp luật hành chính mang đầy đủ các đặc điểm chung như quan hệ pháp luật khác. Tuy nhiên nó vẫn có các đặc điểm riêng biệt sau:

Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước.

Nội dung ủa quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước.

Trong quan hệ pháp luật hành thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.

Bên tham gia quan hệ pháp luật hành cính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.

2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Luật hành chính có quy định rõ ràng về chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đều có quyền và nghĩa vụ nhất định, đều hướng tới những mục đích nhất định.

 

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính và tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà năng lực chủ thể của họ cũng khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi