Tác động của tỉ giá hối đoái đối với kinh tế quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 550.52 KB      Lượt xem: 1324      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tác động của tỉ giá hối đoái đối với kinh tế quốc tế
***

I, Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
1, Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Để hiểu về tỷ giá hối đoái, trước hết chúng ta nên đi từ khái niệm ngoại tệ và ngoại hối. Ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài do một nước khác phát hành nhưng phải là một phương tiện chi trả có hiệu lực trong thanh toán. Ngoại hối  bao gồm ba yếu tố cơ bản: Ngoại tệ, vàng, chứng từ có giá trị ngoại tệ như các cổ phiếu lưu hành bằng ngoại tệ, hối phiếu, chứng khoán có giá trị... Trong đó, đối với hối phiếu, thời hạn hiệu lực của hối phiếu tuỳ thuộc vào kỳ hạn của hối phiếu đó; còn đối với các chứng từ có giá khác như trái khoán, trái phiếu khi hết hạn phải quay lại nơi phát hành để lấy cả gốc và lãi. Khi ngoại hối là vàng thì đó là phao cứu hộ cho sự ổn định tiền tệ quốc gia bởi lẽ nó là phương tiện chị trả cuối cùng trong thanh toán quốc tế. Vàng có khả năng chuyển sang bất kỳ ngoại tệ mạnh nào mà chủ sở hữu mong muốn. Qua đó có thể thấy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại hối kể trên.
Có rất nhiều quan điểm về khái niệm tỷ giá, thông thường theo từng trường phái lại có các khái niệm khác nhau. Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá là so sánh ngang giá vàng trong nội dung đồng tiền của mỗi nước, quan điểm này chỉ đúng ở chế độ tỷ giá cố định. Sau đó, đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức, các nhà kinh tế học theo trường phái tự nhiên quan niệm tỷ giá là một con số dùng để chuyển đổi từ đồng tiền nước nay sang đồng tiền nước khác.
 
Theo các nhà kinh tế học hiện đại, tỷ giá được hiểu đơn giản là giá của đồng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Với cách định nghĩa này, tỷ giá tăng lên cũng có nghĩa là giá của đồng bản tệ giảm xuống. Mặt khác tỷ giá cũng có thể được hiểu là giá của đồng nội tệ, nếu theo cách hiểu này thì tỷ giá tăng có nghĩa là giá của đồng nội tệ tăng.
 
2, Chức năng của tỷ giá.
 
Chức năng so sánh sức mua giữa các đồng tiền để thấy được năng suát lao động, giá thành, giá cả, hiệu quả trong kinh tế đối ngoại để từ đó có các biẹn pháp điều chỉnh kinh tế. Thêm vào đó, tỷ giá còn có chức năng khuyến khích, Nhà nước hoàn toàn có thể điều tiết tỷ giá để khuyến khích các ngành, chủng loại hàng hoá tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại. Với chức năng thứ ba là chức năng phân phối, tỷ giá có khả năng phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, có khả năng phân phối lại thu nhập giữa các nước có quan hệ kinh tế với với nhau. Ngoài ra, tỷ giá còn được sử dụng như là vũ khí cạnh tranh trong thương mại để giành giật thị trường.
 
3, Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.
 
Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự biến động của tỷ gía hối đoái. Nói chung, mức cầu tiền tệ thường biến đổi ngược chiều với tỷ giá hối đoái. Ví dụ như Nếu USD tăng giá so với VND hàng nhập về với giá cao, khó tiêu thụ nên mức cầu về hàng nhập giảm, đưa đến mức cầu USD cũng giảm theo và đồng USD cũng giảm. Trái lại, khi tỷ giá VND so với USD giảm nên hàng nhập về sẽ rẻ hơn, do đó nhà nhập khẩu mua nhiều USD hơn tức mức cầu USD tăng nhiều, từ đó tỷ giá có thể tăng trở lại và người nhập sẽ không mua USD để nhập hàng thêm nữa, USD có thể trở lại mức giá bình thường.
 
Ngoài ra mức chênh lệch lạm phát cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá, với một mức tỷ giá cân bằng nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền mất giá nhiều hơn. Xuất phát từ công thức:
 
       enP
e¬r= -----
        P*
 
Dễ thấy, khi lạm phát ở trong nước tăng cao hơn so với lạm phát ở nước ngoài, P sẽ tăng cao hơn P* làm cho tỷ giá thực tế tăng.
 
Tỷ giá còn chịu tác động rất lớn của tình hình cán cân thanh toán quốc tế của một nước. Khi mức cung ngoại tệ trên thị trường hối đoái lớn hơn mức cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ tăng tức giá ngoại tệ tính bằng nội tệ sẽ giảm. 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi