Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam - Thị trường chứng khoán

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 658.05 KB      Lượt xem: 1583      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam –THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

***

Sau khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống tài chính, với quy mô và mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tái cấu trúc nền kinh tế.

  1. Thực trạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam

Các công ty chứng khoán

Trong thời gian qua, các công ty chứng khoán (CTCK) đã phát huy vai trò là tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán (TTCK), giúp cho việc dẫn vốn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 có trên 800.000 tài khoản, năm 2010 có trên 1 triệu tài khoản và năm 2013 có trên 1,3 triệu tài khoản.

Tại các CTCK, hệ thống công nghệ thông tin, mạng lưới cung cấp dịch vụ, đội ngũ người hành nghề không ngừng được tăng cường. Một số CTCK lớn đã chú trọng phát triển hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ để hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của các CTCK cũng để lại một số vấn đề đáng chú ý. Số lượng các tổ chức tăng nhanh nhưng không bảo đảm hiệu quả hoạt động: Sự hình thành nhanh các CTCK dẫn đến việc cạnh tranh hết sức gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về thị phần môi giới (hơn 70% thị phần giao dịch tập trung vào 23 CTCK và chỉ có chưa đến 30% thị phần giao dịch do 80 CTCK còn lại nắm giữ). Để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, một số CTCK thiếu sự chú trọng công tác quản trị rủi ro trong khi cung cấp các dịch vụ nhiều rủi ro. Khi thị trường đi xuống, nhiều CTCK đã bị thua lỗ và cũng có những CTCK đứng trước nguy cơ không huy động được đủ vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy năng lực của các CTCK còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, nhân sự, cơ sở vật chất, đặc biệt tiềm lực tài chính chưa lớn.

Hệ thống công ty quản lý quỹ

Mặc dù ra đời trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành quản lý quỹ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, an toàn, thận trọng dựa trên nền tảng những quy định pháp luật chặt chẽ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiều công ty quản lý quỹ (CTQLQ) tích cực đào tạo đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn, từng bước định hình một ngành kinh doanh chứng khoán bậc cao và đội ngũ nhân sự có năng lực cần thiết cho việc phát triển hệ thống an sinh xã hội sau này.

Các CTQLQ đã từng bước khẳng định là những nhà đầu tư tổ chức lớn, tạo sức cầu cần thiết cho các chương trình cổ phần hóa, hỗ trợ sự phát triển của TTCK, thị trường trái phiếu. Một số công ty quản lý quỹ đã chủ động, tích cực huy động vốn đầu tư từ nước ngoài, từng bước tạo ra một kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài an toàn cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các CTQLQ đã phát huy vai trò là những nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp cho các tổ chức có nhiều vốn khả dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng. Điều này đã góp phần chuyên nghiệp hóa các hoạt động trên thị trường tài chính, ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, CTCK đã và đang chuyển dần các hoạt động đầu tư tài chính sang các CTQLQ, để có nhiều nguồn lực tập trung và ngành nghề kinh doanh chính. Đây là xu hướng phù hợp với điều kiện của các tổ chức tài chính, ngân hàng Việt Nam, khi mà các tổ chức này còn có quy mô nhỏ, năng lực quản trị rủi ro thấp, đạo đức nghề nghiệp chưa có, tiềm ẩn nhiều xung đột lợi ích.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những mặt tồn tại là nhiều CTQLQ hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều. Có tới 2/3 số công ty đang hoạt động không thể huy động được quỹ. Phần còn lại chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, chủ yếu là nguồn vốn ủy thác từ khối các ngân hàng, bảo hiểm. Các CTQLQ không phải là các định chế chuyên nghiệp về hoạt động tín dụng, không có hệ thống thẩm định tín dụng, vì vậy việc dùng nguồn vốn ủy thác từ các ngân hàng và cho vay lại càng rủi ro.

Năng lực hoạt động của các CTQLQ cũng còn hạn chế. Các công ty chưa chứng tỏ được năng lực trong hoạt động quản lý tài sản, kết quả hoạt động đầu tư cho khách hàng thấp. Có những công ty không tuân thủ quy định của pháp luật, không tách biệt tài sản của khách hàng, chưa tạo được lòng tin cho khách hàng. Đội ngũ nhân sự có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn về quản lý tài sản chưa nhiều. Phần mềm, công nghệ tiên tiến chỉ được thực hiện tại một số các công ty có vốn nước ngoài và đang quản lý các quỹ đầu tư đại chúng. Phần còn lại đa số các công ty áp dụng các phần mềm không chuyên biệt, thao tác thủ công, chỉ phù hợp với hoạt động ở mức độ thấp như hiện tại.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi