Thuế quốc tế - gia nhập AFTA và những thay đổi của hệ thống thuế

Số trang: 151      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.84 MB      Lượt xem: 1227      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

THUẾ QUỐC TẾ
GIA NHẬP AFTA VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA HỆ THỐNG THUẾ
 
I.                   AFTA
AFTA viết tắt của khu vực mậu dịch tự do Asean, được tuyên bố thành lập tại hôi nghị thưởng đỉnh Asean lần thứ 4 họp tại Singapo năm 1992.
Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT.
v Các mục tiêu cơ bản của AFTA:
AFTA được thiết lập nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:
1.      Tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN
Đây là mục tiêu đầu tiên, được thực hiện bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phí thuế quan, nhờ đó sẽ mang lại cho các quốc gia ASEAN một thị trường rộng hơn, thị phần thương mại lớn hơn.
Có thể thấy rằng công nghiệp hoá đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta tính rằng, vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt khoảng 20%. Khuynh hướng liên kết thương mại khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hơn nữa, do đặc tính hướng ngoại của nền kinh tế ASEAN, các nền kinh tế này sẽ thuận lợi hơn trong việc tiến tới tự do hoá. Điều này mặc dù không thể giúp các quốc gia thành viên ASEAN đạt được những thoả thuận thương mại lớn cho thị trường khu vực như  EU, AFTA, song chí ít nó cũng hỗ trợ cho các quốc gia này đẩy nhanh tăng trưởng, thay đổi cơ cấu, bổ sung lẫn nhau theo hướng trở thành một đối tác cạnh tranh có ưu thế so với các thị trường khu vực khác.
2.      Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Đây là mục tiêu trọng tâm của AFTA. AFTA sẽ tạo dựng một thị trường thống nhất trong ASEAN, cho phép thúc đẩy quá trình hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất  trong nội bộ khu vực, phát huy và khai thác các thế mạnh của nền kinh tế thành viên. Thực hiện mục tiêu này nằm giải quyết ba vấn đề:
-         Phân công lao động quốc tế trong toàn bộ nền kinh tế ASEAN nói chung, trong từng ngành sản xuất nói riêng, thúc đẩy các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào ASEAN. Thông qua AFTA, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi đầu tư ở tất cả các thành viên.
-         Tăng đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Đó là nhờ kết quả mậu dịch giữa các nước thành viên tăng lên  theo AFTA và do đó kích thích các công ty Nhật , Mỹ, EU và NICs đầu tư trực tiếp nhiều hơn nữa để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN.
-          Tăng sự lớn mạnh của chính thị trường nội địa khu vực nhờ sự tăng lên của sức mua thị trường khu vực ASEAN.
Với định hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị trường bên trong AFTA, ASEAN  hoàn toàn có thể kỳ vọng ở khả năng đẩy mạnh thế thương lượng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.      Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu.
AFTA là nấc thang quan trọng đầu tiên trên đường tiến tới thực hiện sự hợp tác toàn diện về kinh tế giữa các nước ASEAN. Trước những biến động của bối cảnh quốc tế, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực vừa qua, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và có thể sẽ không dừng lại ở một khu vực mậu dịch hay liên minh thuế quan, mà trong tương lai nó sẽ có thể được tiếp tục phát triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế.
II.               Sự thay đổi của hệ thống thuế Việt Nam sau khi gia nhập AFTA
Hệ thống thuế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và có nhiều cải cách, đặc biệt bắt đầu thực hiện AFTA.
Hệ thống thuế bao gồm các chính chính sách thuế và cơ quan thế. Nhưng trong khuôn khổ bài nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu đi sâu vào những thay đổi chính sách thuế
1.       Hệ thống thuế Việt Nam trước khi  thực hiện AFTA
Từ năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN cam kết thực hiện chương trình CEPT.AFTA, Nhà nước đặc biệt quan tâm điều chỉnh thuế nội địa, ban hành và sửa đổi các sắc thuế nhằm hỗ trợ cải cách thuế xuất nhập khẩu theo cam kết thực hiện CEPT/AFTA.
 Các đặc điểm chủ yếu của hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA
Hệ thống thuế Việt Nam có 4 nét nổi bật sau:
(1)  Các loại thuế doanh thu và  thuế lợi tức còn quá phức tạp, có nhiều chế độ miễn, giảm thuế và quá nhiều mức thuế.
(2)  Thuế thu từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn.
(3)  Tính hệ thống giữa các chính sách thuế chưa chặt chẽ, vừa không bao quát hết được các nguồn thu, thậm chí thất thu nghiêm trọng, chưa bảo đảm thuế là nguồn thu chủ yếu, vừa có những điểm bất hợp lý, trùng lặp, thuế đánh trên thuế như doanh thu.
(4)   Nhiều vấn đề còn chưa được công khai trong công tác hành chính và thu thuế. Điều này cộng với  tính quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại đôi chút của các cấp và các cơ quan khác dẫn tới thuế có tính chất “khoản đóng góp mang tính thương lượng”. Chứ không mang tính khách quan.
Do đó, cần cải cách những mặt hạn chế của hệ thống thuế Việt Nam, Tránh đánh giá thuế trùng lặp, giảm khả năng trốn thuế, lậu thế nằm thực hiện CEPT/AFTA.. Sau đó dần dần hoàn thiện, làm hài hoà hệ thống thuế nước ta với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
·        Xét riêng hệ thống thuế nhập khẩu thì:
-         Nhìn chung chính sách thuế XNK trong thời gian này đã thực hiện được yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước còn non yếu.
-          Tuy nhiên biểu thuế XNK giai đoạn này cũng bộc lộ nhiều hạn chế lớn như:
o   Biểu thuế nhập khẩu có mức thuế suất khá cao, bao gồm 36 mức áp dụng cho hơn 3.000 mặt hàng với mức chênh lệch thuế suất khá lớn (từ 0% đến 200%), hình thành một biểu thuế nhập khẩu khá phức tạp.
o   Có quá nhiều mức thuế suất thấp hơn 5% (chiếm 55,8% tổng danh mục hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu). Như vậy, mức thuế suất cao chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các mặt hàng, gây nên tình trạng phân bổ thuế suất không đồng đều.
o   Mức thuế suất cao đánh vào một số mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất với giá thành cao, chất lượng thấp, chưa thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Rõ ràng, thuế nhập khẩu giai đoạn này chủ yếu đóng vai trò đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện đường lối bảo hộ đối với sản xuất trong nước. Chính sách đó không thực sự phù hợp và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi