Tiểu luận - Kinh tế Việt Nam theo các yếu tố đầu vào

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 1422      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

                                               LỜI MỞ ĐẦU

   Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển.Duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% một năm,chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

       Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

       Qua thực tế quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế của Việt Nam và nhận xét của Giáo sư Michael Porter chúng ta thấy Việt Nam hiện chủ yếu vẫn dựa vào những “lợi thế tự nhiên được thừa hưởng”, gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và đặc điểm dân số. Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã sử dụng các lợi thế tự nhiên để phát huy thông qua việc mở cửa thị trường và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, cần nhìn nhận đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế trong những năm qua và rút ra những định hướng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.Ở thời điểm hiện tại kinh tế học phát triển thì một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tìm ra những nhân tố kinh tế tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng.

      Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó các yếu tố đầu vào giữ vai trò rất quan trọng.Việc nghiên cứu các yếu tố đầu vào đó không những giúp chúng ta sử dụng các kết hợp của những yếu tố có hiệu quả,tối thiểu chi phí mà còn có ý nghĩa xác định được vị trí của từng yếu tố,xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.Bằng phương pháp nghiên cứu so sanh chuỗi và so sánh chéo thì chúng ta có thế thấy được sự tác động của các yếu tố tới tăng trưởng như thế nào.Đồng thời cũng đánh giá được mối liên hệ giữa các yếu tố,các kết hợp yếu tố với nhau.

      Như vậy việc phân tích các yếu tố đầu vào là Vốn (K),lao động (L) và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế là tất yếu mà một nền kinh tế cho dù nền kinh tế đó phát triển,đang phát triển hay chậm phát triển đều phải thực hiện.Đối với Việt Nam với nguồn lực dồi dào,tài nguyên phong phú … thì việc phân tích các yếu tố trên càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình đi lên một nước phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH TÊ VIỆT NAM THEO CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

 

    2.1Tăng trưởng kinh tế

    2.1.1 Khái niệm và các công thức tính

-Là sự gia tăng các sản phẩm hàng hóa,dịch vụ trong một thời kỳ nhất định,thường là một năm.

-Mức tăng trưởng được tính bằng số tương đối hay tuyệt đối của sản lượng kỳ sau so với kỳ trước.số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế,số tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng kinh tế.

  • Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng
  • Tổng giá trị sản xuất (GO)

-Tổng giá trị sản xuất (sản lượng) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phậm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

-Cách tính    + Tính theo đầu vào : GO = Giá trị gia tăng(VA) + Chi phí trung gian(IC)

                      + Tính theo đầu ra : GO = Tổng doanh thu

  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

-GDP là tổng giá trị hàng hóa,dịch vụ do các yếu tố sản xuất ở trong nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định,không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước.

-Công thức tính : GDP tính theo ba phương pháp

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi