100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
Số trang: 40
Loại file: pdf
Dung lượng: 295.75 KB
Lượt xem: 643
Lượt tải: 1
Thông tin tài liệu
100 CÂU HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1. Hỏi: Tham nhũng là gì? Đặc trưng của tham nhũng Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Theo định nghĩa trên, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau: - Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công: Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước (gồm cả người có quyền quản lý vật tư, tài sản, cấp phát ngân sách, quản lý nhân sự, quyền cấp và thu hồi các loại giấy phép, kiểm tra giấy phép …). Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. - Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao: Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng phải sử dụng chức vụ, quyền hạn, công vụ của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc gia đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng. - Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi: Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. 1 2. Hỏi: Xin cho biết các dạng tham nhũng phổ biến là những dạng tham nhũng được xác định như thế nào? Trả lời: Đến thời điểm hiện nay, tham nhũng thường biểu hiện phổ biến dưới những dạng sau: - Tham nhũng vật chất: Là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất của cá nhân như tiền, tài sản… - Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính… vì động cơ vụ lợi. Thường được thể hiện ở các mức độ...
Xem thêm
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
10 Đề Thi Tiếng Anh Mẫu Tốt Nghiệp THPT 2023 (có đáp án - key)
165 0 0 -
Đáp án câu hỏi thi Tiếng Anh vị trí Kế toán Bảo hiểm BIC - BIDV Insurance
443 2 0 -
92 câu hỏi thi EQ vị trí Kế Toán Bảo hiểm BIC (kèm đáp án)
661 2 0 -
Bộ câu hỏi đề thi nghiệp vụ Kế toán bảo hiểm BIC
556 3 0 -
Bộ câu hỏi phỏng vấn song ngữ Việt - Anh ngành Thương mại điện tử (Ecommerce)
358 0 0 -
1300 bài tập môn Toán - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (kèm giải chi tiết)
280 0 0