Đề cương môn Kiến thức chung ôn thi công chức 2021
Số trang: 93
Loại file: pdf
Dung lượng:
Lượt xem: 447
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
CHUYÊN ĐỀ 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm hệ thống chính trị
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống chính trị. Theo nghĩa chung nhất,
hệ thống chính trị được hiểu là hình thức tổ chức chính trị của một xã hội. Xét từ giác
độ cấu trúc, hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội
và các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một
chế độ xã hội tham gia vào thực hiện quyền lực chính trị. Tuy nhiên, trong thực tế, có
những yếu tố mang nội dung chính trị nhưng lại không được xếp vào hệ thống chính
trị như những tổ chức, những nhóm chính trị hoạt động bất hợp pháp theo quy định
của pháp luật hiện hành của một quốc gia. Chính vì vậy, hệ thống chính trị của một
quốc gia về cấu trúc chỉ bao gồm những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được
chính thức thừa nhận về mặt pháp lý.
Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội, được
chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào đời sống kinh tế -xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó. Điều này có nghĩa là hệ
thống chính trị của một xã hội luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp
cầm quyền và được định hướng bởi lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Xét từ giác độ cơ cấu, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm: hệ
thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ
thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý
xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chức quần
chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.
Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm đảng chính
trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; với những quan hệ tác động qua lại giữa
các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết
sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng
thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.
Tóm lại, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức hợp pháp trong xã hội,
bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết
với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối
quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
10 Đề Thi Tiếng Anh Mẫu Tốt Nghiệp THPT 2023 (có đáp án - key)
169 0 0 -
Đáp án câu hỏi thi Tiếng Anh vị trí Kế toán Bảo hiểm BIC - BIDV Insurance
446 2 0 -
92 câu hỏi thi EQ vị trí Kế Toán Bảo hiểm BIC (kèm đáp án)
666 2 0 -
Bộ câu hỏi đề thi nghiệp vụ Kế toán bảo hiểm BIC
562 3 0 -
Bộ câu hỏi phỏng vấn song ngữ Việt - Anh ngành Thương mại điện tử (Ecommerce)
364 0 0 -
1300 bài tập môn Toán - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (kèm giải chi tiết)
287 0 0