Tháng 4-2013
(Thời gian làm bài: 30’)
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Ngân hàng và khách hàng thoả thuận giá trị tài sản (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) vào thời điểm nào?
a) Khi ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
b) Khi khách hàng đề nghị vay vốn
c) Khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm
d) Không phương án nào đúng
Câu 2: Khách hàng và ngân hàng có thể thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời gian ân hạn, đó là:
a) Khoảng thời gian có thể rút vốn vay
b) Thời gian nhất định trong thời hạn vay mà khách hàng chưa phải trả nợ gốc mà chỉ phải trả nợ lãi
c) Thời gian nhất định trong thời hạn vay mà khách hàng chưa phải trả nợ gốc và lãi
d) Không có câu nào đúng
Câu 3: Tại sao khi tính toán thời hạn cho vay ngắn hạn theo từng món, lại quan tâm đến vòng quay vốn lưu động của người vay
a) Để cho vay đúng, thu nợ đúng hạn
b) Để tính toán chính xác, không cho vay thiếu, gây khó khăn cho người vay
c) Để cuốn hút vốn lưu động tự có tham gia vào việc luân chuyển vật tư, hàng hoá, nhằm cho vay theo mức cần thiết
d) Để tiết kiệm vốn tín dụng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Câu 4: Ngày mở L/C là ngày
a) Bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu hiệu lực của L/C
b) Bên mua ký kết hợp đồng với bên bán
c) Bên bán nhận được đơn hàng của bên mua và cam kết trả tiền
d) Là ngày cam kết giao hàng
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không được vượt quá:
a) 15% Vốn tự có của tổ chức vay vốn
b) 15% Vốn tự có của tổ chức tín dụng cho vay
c) 15% Vốn kinh doanh của tổ chức tín dụng cho vay
d) 15% Lợi nhuận hàng năm của tổ chức tín dụng cho vay