Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nghề luật - Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 593.42 KB      Lượt xem: 1809      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nghề luật - Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật

***

Không phải vì lẽ dĩ nhiên mà mọi người thừa nhận thành ngữ:” Nói là bạc. Im lặng là vàng. Lắng nghe là kim cương”. Câu nói đó đúng bởi lẽ, lắng nghe là một trong những điều làm nên giá trị thành công của cuộc sống. Lắng nghe là một yếu tố ký diệu giúp con người tạo dựng mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Lắng nghe có nghĩa là làm thế nào để chúng ta có thể tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Tức là làm thế nào chúng ta có thể truyền tải thông điệp cho người đối diện. Đặc biệt, trong giao tiếp nghề luật khả năng truyền tải thông tin cho người đối thoại vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trong giao tiếp ngành luật đòi hỏi các chức danh tư pháp phải vận dụng hết các kỹ năng để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.

II.  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái niệm lắng nghe

Lắng nghe là khả năng giải mã và thấu hiểu thông điệp sau khi nó đã được xử lý thông tin quy trình nghe. Đây là quá trình tâm lý giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của nội dung được nghe.  Lắng nghe là một hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của thông tin.

Lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắng nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng. 

2. Kỹ năng lắng nghe

2.1. Các mức độ nghe và tầm quan trọng của việc lắng nghe

Trong giao tiếp, các mức độ nghe được chia ra thành 4 loại như sau: Giả vờ nghe; nghe có chọn lọc, nghe chăm chú và nghe thấu cảm.

Giả vờ nghe là trường hợp mà người nghe thường đang suy nghĩ một vấn đề khác, nhưng lại tỏ vẻ chú ý nghe người đối thoại để an ủi họ, đồng thời che giấu việc mình chẳng nghe gì cả.

Nghe có chọn lọc tức là chỉ nghe phần mình quan tâm. Cách nghe này khó có hiệu quả cao, bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm được đầy đủ chính xác những thông tin người đối thoại đưa ra.

 

Nghe chăm chú là người nghe tập trung mọi sự chú ý vào người đối thoại để chú ý hiểu họ. 

 

Nghe thấu cảm là trường hợp người nghe không những lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu được người nói có cảm nghĩ gì. Như vậy, khi nghe thấu cảm, chúng ta không những hiểu được lời nói của người đối thoại mà còn hiểu được tại sao họ nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì. Nghĩa là chúng ta đang đi sâu vào nội tâm họ, lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim, lắng nghe cả những thông tin nói được thành lời và không nói được thành lời, lắng nghe những phút giây im lặng.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi