Qũy đầu tư bảo hiểm xã hội

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 1347      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

QUỸ ĐẦU TƯ BẢO HIỂM XÃ HỘI
***
1.Khái quát về quỹ bảo hiểm xã hội
1.1.Khái niệm bảo hiểm xã hội
BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội
1.2. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính tập trung, độc lập nằm ngoài ngân sách nhà nước
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau đây:
-người lao động đóng góp
- người sử dụng đóng góp
- nhà nước bù thiếu
-các nguồn thu khác (từ các cá nhân, tổ chức từ thiện hay từ lãi vốn đầu tư nhàn rỗi khác)
Phần lớn các nước trên thế giới quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn nêu trên, sở dĩ như vậy đó là vì các lí do sau:
Người lao động đóng góp 1 phần vão quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp những rủi ro của chính mình, mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ 1 cách chặt chẽ
Người sử dụng lao động đóng góp 1 phần vão quỹ BHXH cho người lao động 1 mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ lại sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động, mặt khác nó giảm bớt sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn giữa chủ và nợ
Nhà nước tham gia đóng góp 1 phần vào quỹ BHXH trên cương vị người quản lí xã hội về mọi mặt với mục đích ổn định xã hội.Do mối quan hệ giữa chủ với thợ chứa nhiều mâu thuẫn mà 2 bên không thể tự giải quyết được .Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hòa mọi mâu thuẫn của 2 bên thông qua hệ thống pháp luật , chính sách.Không chỉ như vậy  nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho quỹ BHXH đươc hoạt động 1 cách ổn định.

Phương thức đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động và cả người sử dụng lao động hiện nay vẫn tốn tại theo 2 quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: là phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan , doanh nghiệp
Quan điểm thứ hai:phải căn cứ vào thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế để xác định mức đóng góp vào BHXH
Mức đóng góp BHXH ở 1 số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động , Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng góp mỗi phần như nhau.
Một số nước khác lại quy định chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hay chịu toàn bộ quỹ quản lí BHXH.
Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH chủ yếu sử dụng cho 2 mục đích chủ yếu sau:
- chi phí vào trợ cấp cho các chế độ BHXH
- chi phí cho sự nghiệp quản lí BHXH ở các cấp các ngành
Theo công ước quốc tế Giơ Ni Vơ số 102 tháng 6 năm 1952 BHXH gồm 1 hệ thống các chế độ sau:
1,1chăm sóc y tế
1.2,Trợ cấp ốm đau
1.3Trợ cấp thất nghiệp
1.4.Trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp
1.5 Trợ cấp tuổi già
1.6. Trợ cấp gia đình
1.7. trọ cấp sinh đẻ
1.8 Trợ cấp khi tàn phế
1.9 Trợ cấp cho người còn sống
Quỹ  BHXH được sử dụng để  trợ cấp cho các chế độ bảo hiểm trên
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi