Tranh chấp thương mại và trọng tài thương mại - Bài tập nhóm môn Luật Thương mại
***
A, Lời mở đầu.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hợp đồng thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp thương mại xuất hiện như một hiện tượng kinh tế-xã hội tất yếu. Để giải quyết những tranh chấp này có bốn phương thức chủ yếu trong đó trọng tài là một phương thức thể hiện được nhiều ưu thế. Song thực tiễn áp dụng ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
B, Nội dung.
I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại và trọng trài thương mại.
1.1, Giải quyết tranh chấp thương mại.
1.1.1, Tranh chấp thương mại.
Theo luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, chủ yếu là hoạt động của thuonwg nhân được gọi là tranh chấp thương mại.
Hiểu một cách khái quát thì tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp thương mại xuất hiện nhu một hiện tượng kinh tế- xã hội tất yếu.
1.1.2, Phương thức giải quyết tranh chấp.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của bên thứ ba theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định như tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, giải quyết công khai…thể hiện được tính tự do trong thỏa thuận. Đồng thười quyết định của trọng tài cũng được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế khi được pháp luật bảo đảm thi hành.